Công ty May SMA Việt - Hàn có trụ sở tại phường Chăm Mát (TPHB) đã trang bị đầy đủ khẩu trang nhưng nhiều công nhân không đeo.

Công ty May SMA Việt - Hàn có trụ sở tại phường Chăm Mát (TPHB) đã trang bị đầy đủ khẩu trang nhưng nhiều công nhân không đeo.

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, từ đầu năm đến nay, tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xảy ra 4 vụ tai nạn lao động, làm 4 người chết, 2 người bị thương. So với năm 2013, số vụ và số người chết đều giảm. Song điều này không có nghĩa là những thiếu sót trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được khắc phục nghiêm túc. Giảm số vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một cách bền vững vẫn còn là vấn đề khó khi nhìn vào các số liệu kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp.

 

Tháng 7/2014, Thanh tra Sở LĐ-TB&XH đã kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại 19 doanh nghiệp, gồm các loại hình: khai thác khoáng sản 9 doanh nghiệp, sản xuất gạch 1 doanh nghiệp, chế biến nông - lâm sản 5 doanh nghiệp, lĩnh vực khác 4 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, lực lượng lao động ít, dao động từ 9 - 137 người. Bộ máy điều hành gọn nhẹ, cán bộ quản lý đều kiêm nhiệm. Đồng chí Lương Bá Khiêm, Chánh Thanh tra Sở cho biết: Cán bộ phụ trách công tác ATVSLĐ của các doanh nghiệp được kiểm tra đa số không có trình độ chuyên ngành. Việc tiếp cận chính sách, pháp luật của chủ doanh nghiệp chủ yếu do tự phát, theo kinh nghiệm. 18/19 doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng 556 lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, toàn bộ số lao động trên chưa được huấn luyện ATVSLĐ theo Thông tư số 27, ngày 18/10/2013 của Bộ LĐ-TB&XH. 16 doanh nghiệp sử dụng 67 thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhưng mới chỉ có 26 thiết bị, chiếm xấp xỉ 39% được kiểm định. 6 doanh nghiệp chưa xây dựng nội quy, quy trình vận hành các loại máy, thiết bị, biện pháp làm việc an toàn, đảm bảo vệ sinh và không treo tại vị trí máy làm việc. Chỉ có 10 doanh nghiệp lập kế hoạch công tác bảo hộ lao động tại cơ sở nhưng nội dung không sát với tình hình thực tế, chỉ mang tính chất đối phó. Việc trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động được thực hiện nhưng chưa đầy đủ chủng loại theo các ngành nghề đã quy định, chỉ tập trung ở một số loại như: quần, áo bảo hộ, giày, găng tay, mũ, khẩu trang. Trong khi đó, ý thức tự bảo vệ của người lao động chưa cao, nhiều người không đeo, mặc bảo hộ. 12 doanh nghiệp chưa khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Duy nhất 1 doanh nghiệp đo kiểm tra môi trường lao động. Nhiều đơn vị còn nhầm lẫn giữa đo kiểm tra, đánh giá tác động môi trường và đo kiểm môi trường lao động. Thanh tra Sở đã ra QĐ xử phạt 1 doanh nghiệp. Tại biên bản làm việc với các doanh nghiệp, đoàn yêu cầu thực hiện các kiến nghị, thiếu sót trong thời hạn từ 30 - 60 ngày.

Nguyên nhân của những tồn tại trên được xác định chủ yếu do việc nắm bắt các quy định pháp luật của doanh nghiệp chưa chủ động. Các quy định mới chưa được thông tin, hướng dẫn kịp thời. Ý thức chấp hành pháp luật lao động của doanh nghiệp chưa cao. Chưa đầu tư kinh phí hợp lý cho công tác ATVSLĐ. Việc xử lý sai phạm doanh nghiệp còn hạn chế. SX-KD của doanh nghiệp gặp khó khăn, một số hoạt động theo mùa vụ. Người lao động chưa có ý thức, tác phong công nghiệp, chưa nhận thức đầy đủ về quyền, nghĩa vụ của mình. Nhiều doanh nghiệp chưa thành lập được tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.  

Cuối tháng 10/2014, qua kiểm tra thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Sở tại các doanh nghiệp cho thấy đã có những chuyển biến. Có doanh nghiệp đã thực hiện được 5/6, 7/8, 6/8, 8/9, 11/12...  kiến nghị. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều doanh nghiệp khắc phục được ít, chỉ thực hiện được 5/11, 5/13, 6/11...  kiến nghị. Cá biệt, có doanh nghiệp không thực hiện. Để việc chấp hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp ngày càng tốt, đi vào nề nếp hơn, đoàn đã kiến nghị đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hiểu biết pháp luật cho chủ sử dụng và người lao động. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp không khắc phục tồn tại, thiếu sót. Các huyện, thành phố nắm bắt tình hình hoạt động và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp chấp hành quy định.

 

                                                                                Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xã Yên Trị: Trại lợn xây dựng trái phép gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục