Để có nước sạch sinh hoạt, hộ ông Bùi Văn Nhựn, xóm Chất, xã Phú Lương (Lạc Sơn) đã phải chi 1 triệu đồng, một khoản tiền không nhỏ đối với gia đình ông cũng như người dân trong xóm.

Để có nước sạch sinh hoạt, hộ ông Bùi Văn Nhựn, xóm Chất, xã Phú Lương (Lạc Sơn) đã phải chi 1 triệu đồng, một khoản tiền không nhỏ đối với gia đình ông cũng như người dân trong xóm.

(HBĐT) - Công trình cấp nước sạch sinh hoạt xã Phú Lương (Lạc Sơn) được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 12/2014 trong sự hồ hởi, phấn khởi của người dân. Tuy rất cần nước, mong nước sạch nhưng đến nay nhiều hộ vẫn ngậm ngùi nhìn ống nước chạy qua nhà vì chi phí lắp đặt quá cao so với thu nhập, mức sống của họ.

 

Công trình được khởi công xây dựng tháng 1/2013 với tổng mức đầu tư trên 14, 9 tỷ đồng, bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia NS &VSMTNT, phục vụ cho 5.500 người dân của 20/25 xóm. Công trình đã hoàn thành và được bàn giao cho UBND xã Phú Lương quản lý và vận hành sử dụng từ tháng 12/2014.

 

Ban đầu, người dân nơi đây khá háo hức, hơn 900 hộ đã đăng ký lấy nước. Nhưng khi nước dẫn về các hộ, họ lại lắc đầu ngao ngán vì chi phí lắp đồng hồ quá cao so với thu nhập của mỗi gia đình.

 

Ở xóm Chất, một trong những xóm khó khăn nhất, trên 44% hộ thuộc diện nghèo, thu nhập bình quân chưa đến 10 triệu đồng /người/năm, có dự án nước sạch người dân rất phấn khởi, cả xóm đăng ký lấy nước. Nhưng khi xã thông báo lắp đồng hồ kéo nước về hộ dân với phí lắp đặt 850.000 đồng (gồm: 1 đồng hồ, 20 m đường ống, 1 van đồng) cộng 25.000 đồng mua van khóa nước bằng nhựa thì chỉ có gần một nửa số hộ đăng ký có đủ tiền để lắp đặt.

 

Để có nước sạch dùng, hộ gia đình ông Bùi Văn Nhựn phải nộp 875.000 đồng. Ngoài ra, gia đình còn phải mua thêm 5m đường ống nối từ ống ngầm vào đồng hồ và gần 30 m đường ống nước với giá 3.000 đồng /m, tổng chi phí ngót 1 triệu đồng. Ông cho biết, đó là mức quá cao, gia đình phải cố gắng lắm mới lắp được vì rất cần nguồn nước sạch để dùng. Ông Bùi Văn Huy, Trưởng xóm Chất chia sẻ, nhu cầu về nước sạch rất thiết thực và người dân hưởng ứng, trông chờ, vấn đề chỉ là chi phí lắp đặt quá cao so với thu nhập nên họ không đủ tiền mua.

 

Ông Bùi Văn Nhiến, Trưởng xóm Trám cho biết: “Hiện cả xóm mới có 22/66 hộ lắp đồng hồ nước, mặc dù trước đó, gần 100% hộ đăng ký”. Ở xóm Thếnh thì thực trạng này còn rõ hơn, xóm có 54 hộ nhưng không hộ nào lắp đồng hồ nước, trong khi đường ống ngầm đã đến khắp xóm.

 

Không chỉ phản ánh về vấn đề phí lắp đặt nước, các trưởng xóm còn cho biết một số bất cập trong quá trình thiết kế và thi công. Những đường ống ngầm nằm ngay rãnh thoát nước của các con đường. Trong khi đó, theo quy hoạch về xây dựng NTM, xã Phú Lương đã tiến hành cắm mốc mở rộng đường lên 9 m, do vậy, đường ống ngầm này trong tương lai sẽ nằm giữa lòng đường và việc sửa chữa (nếu có hỏng hóc) sẽ tiến hành ra sao?

 

Trao đổi về những vấn đề trên, đồng chí Bùi Văn Vót,  Chủ tịch UBND xã Phú Lương xác nhận, nhu cầu nước sạch đặt ra là rất cần thiết đối với xã và những thắc mắc của người dân về chi phí lắp đặt là có. Tuy có cao so với thu nhập của người dân nhưng quan trọng là giá trị sử dụng lâu dài. Việc người dân so sánh giá với khu vực lân cận là không có cơ sở.

 

Ngoài ra, Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Để giúp người dân có điều kiện dùng nước sạch, xã đã đưa ra biện pháp cho người dân trả trước 50%. Tuy nhiên ở 3 xóm mà chúng tôi tìm hiểu, các trưởng xóm đều khẳng định chưa có văn bản hay thông báo nào gửi về xóm. Một công trình được đầu tư gần 15 tỉ đồng, nước  đã chảy đến các xóm, nhưng chỉ vì sự thiếu thống nhất về chi phí lắp đặp giữa chính quyền cơ sở và người dân mà hiệu quả của công trình đối với đời sống dân sinh chưa được phát huy. Từ thực trạng trên cho thấy, đã đến lúc cần có tiếng nói chung giữa chính quyền và người dân để công trình nước sạch được sử dụng, đảm bảo đời sống, sinh hoạt cho người dân.

 

 

 

                                                     Cao Viết Đào

                            (Lớp Báo in K31A1 -  Học viện BC &TT)

                    

Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục