Trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH -CN (Sở KH -CN) 

ứng dụng công nghệ nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào giống chuối tiêu hồng. Ảnh: p.v

Trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH -CN (Sở KH -CN) ứng dụng công nghệ nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào giống chuối tiêu hồng. Ảnh: p.v

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2012 -2014, Sở KH -CN chủ trì 79 đề tài, dự án KH -CN. Qua nghiệm thu, có 5 đề tài đạt kết quả xuất sắc, 32 đề tài đạt khá, 3 đề tài đạt yêu cầu. Việc thực hiện các đề tài khoa học được đánh giá theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ phát triển KT -XH của tỉnh, góp phần quan trọng phục vụ sản xuất, đời sống, phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng NTM.

 

Theo số liệu của Sở KH -CN, trong 73 đề tài, dự án, số về lĩnh vực khoa học nông nghiệp chiếm nhiều nhất với 33 đề tài, tiếp đến là khoa học xã hội 22 đề tài, có 6 đề tài khoa học y dược, khoa học nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ mỗi lĩnh vực có 5 đề tài, 2 đề tài khoa học tự nhiên. Có 41 đề tài đã được nghiệm thu, còn 32 đề tài chưa nghiệm thu. Được xếp loại nghiệm thu xuất sắc, đề tài Xây dựng chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong. Sau 2 năm thực hiện, tháng 11/2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong với 4 giống cam gồm: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh thuộc thị trấn Cao Phong, các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong, Tân Phong, Thu Phong. Việc xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam là bước ngoặt mang tính chiến lược trong phát triển KT -XH của huyện, tạo bước đột phá mở ra nhiều cơ hội cho người trồng cam. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

 

Cũng được nghiệm thu xuất sắc, đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng GD &ĐT vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hoà Bình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội được bảo vệ thành công trong năm 2012. Năm 2013, Sở GD &ĐT đã ban hành kế hoạch Năm giáo dục vùng khó khăn nhằm áp dụng các giải pháp của đề tài vào thực tiễn. Việc thực hiện Năm giáo dục vùng khó khăn đã nhận được sự hưởng ứng của nhân dân, các cơ quan, đơn vị, trường học trong toàn tỉnh, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng giáo dục đại trà. Trong 2 năm, toàn tỉnh có 42 trường vùng khó khăn đạt chuẩn quốc gia, 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ 5 tuổi, PCGD TH-CMC, PCGD THCS, 99,5% xã đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi Từ kết quả này hướng tới tạo bước đột phá mới trong thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn, thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng.

 

Bên cạnh đó, một số đề tài trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện hướng đến những cây trồng, vật nuôi mới như đề tài Xây dựng mô hình thử nghiệm ương giống cá tầm trong bể và nuôi thương phẩm bằng lồng tại xã Hiền Lương - Đà Bắc. Từ kết quả nuôi thử nghiệm đã khẳng định vùng lòng hồ sông Đà (xã Hiền Lương - Đà Bắc) hoàn toàn thích ứng về điều kiện tự nhiên, môi trường để nhân rộng và phát triển loài cá tầm, mô hình đã nuôi được 3.500 con, sản lượng dự kiến 4 tấn. Đề tài ứng dụng các giải pháp công nghệ nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào và xây dựng mô hình sản xuất hàng hoá chuối tiêu hồng tại tỉnh Hoà Bình tạo kết quả bước đầu, chủ động được kỹ thuật và nguồn giống cho nhân dân, đảm bảo giống sạch bệnh, năng suất tốt, hiện đang được mở rộng mô hình trên quy mô toàn tỉnh. Ngoài ra còn nghiên cứu nuôi cấy mô cho sản phẩm mía tím, khoai sọ Mô hình chuối tiêu hồng đã trồng 5 ha, thu trên 9.000 buồng chuối; mô hình mía tím đã sản xuất được 20 nghìn cây mô; mô hình khoai sọ nghiên cứu nhân giống được 10 nghìn cây Thông qua thực hiện, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH -CN, các mô hình đã được triển khai rộng khắp trên nhiều lĩnh vực, được nhân dân, cơ sở được chuyển giao đánh giá cao, đưa vào thực tiễn sản xuất và mở rộng, đem lại kết quả nhất định trong phát triển KT -XH của địa phương.

                                                                                   

 

                                                                          

                                                                             Hà Thu

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục