(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC).

 

Trong những năm gần đây, CCTTHC được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và nhiều Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã xác định đẩy mạnh CCTTHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống chính trị và bộ máy chính quyền các cấp. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ công tác CCTTHC đã đạt kết quả bước đầu tích cực. Việc đơn giản hóa hàng nghìn TTHC, công khai TTHC tại các cấp chính quyền, công tác kiểm soát TTHC đã góp phần nâng cao chất lượng thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, minh bạch hóa hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và tổ chức thực hiện TTHC tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, CCTTHC vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và sự kỳ vọng của nhân dân. Việc triển khai CCTTHC có nhiều nơi còn hình thức. Vẫn còn nhiều TTHC phức tạp, chưa phù hợp, khó thực hiện song chậm được sửa đổi. Việc công khai TTHC chưa được quan tâm thường xuyên; tình trạng chậm công bố, niêm yết vẫn xảy ra khá phổ biến. Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp chưa quán triệt sâu sắc và chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác này cả trong các khâu xây dựng, kiểm soát việc ban hành và thực hiện thủ tục.

Người đứng đầu chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện CCTTHC

Để tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện công tác CCTTHC, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác CCTTHC trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu CCTTHC đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức rà soát, đánh giá sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả của các TTHC, xác định chi phí tuân thủ TTHC trong phạm vi quản lý hoặc thực hiện của Bộ, ngành, địa phương; trên cơ sở đó cắt giảm hoặc đề xuất cắt giảm tối đa các TTHC rườm rà, không cần thiết để giảm chi phí tuân thủ TTHC.

Đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đề xuất sáng kiến CCTTHC; ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng quy trình giải quyết TTHC nội bộ, bảo đảm nhanh, gọn, khoa học, thuận tiện, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết TTHC.

Bên cạnh đó chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với tổ chức pháp chế Bộ, ngành, Sở Tư pháp các địa phương và Bộ Tư pháp kiểm soát nghiêm ngặt việc ban hành mới các TTHC thông qua việc đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định TTHC trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện đầy đủ, trung thực các ý kiến đó trong tờ trình trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản. Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định về công bố, công khai, minh bạch TTHC và giải quyết phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

Chậm công bố, công khai TTHC bị xử lý nghiêm

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết TTHC tại các cấp chính quyền. Triển khai vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá công tác kiểm soát TTHC theo đúng hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo xử lý kịp thời các kiến nghị, đề xuất về đơn giản hóa quy định, TTHC thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành do UBND cấp tỉnh, Hội đồng tư vấn CCTTHC của Thủ tướng Chính phủ đề nghị; đẩy nhanh tiến độ thực thi phương án đơn giản hóa TTHC khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Kịp thời xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng chậm công bố, công khai, niêm yết TTHC hoặc thiếu trách nhiệm, chậm trễ, gây phiền hà trong giải quyết TTHC đối với tổ chức, cá nhân. Ngoài việc xử lý trách nhiệm cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó cũng phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm và thực hiện việc xin lỗi cá nhân, tổ chức theo quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Định kỳ 6 tháng tổ chức đối thoại với tổ chức, công dân về TTHC

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cấp phó và người đứng đầu đơn vị trực thuộc định kỳ 6 tháng tổ chức đối thoại với tổ chức, công dân về TTHC, giải quyết TTHC; kịp thời có biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

Trường hợp xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp đối thoại với tổ chức, công dân về TTHC, giải quyết TTHC.

Kết quả giải quyết TTHC là cơ sở để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

 

                                                                        PV (TH)

 

 

Các tin khác

Đại diện Sở NN&PTNT, UBND huyện Mai Châu và xã Chiềng Châu ký bàn giao đưa vào sử dụng công trình cấp nước xã Chiềng Châu.
Không có hình ảnh
Tuyến đường nội thị thị trấn Vụ bản đang được tưới nhựa bám dính tạp phẳng toàn tuyến góp phần hoàn thiện hạ tầng khu vực trung tâm huyện lỵ
Ra mắt Đội thanh niên xung kích xây dựng văn minh đô thị phường Tân Hòa.

Giải quyết vấn đề đổ thải dự án đường 433

(HBĐT) - Dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 433 (đoạn km 0 – km 23) tổng mức đầu tư 988 tỷ đồng, được thực hiện từ năm 2014, đặt mục tiêu hoàn thành trong 48 tháng (năm 2016). Đây là tuyến đường nằm trên địa hình phức tạp, đồi núi, đèo dốc quanh co, một bên là núi cao, 1 bên kia là vực sâu, khe suối, nhiều vị trí phải mở rộng nền đường, nhiều vị trí phải cắt cua và đào sâu, khối lượng đất phải xử lý lên tới hàng triệu m3. Trong khi đó bãi đổ thải đất đá rất ít, là vấn đề hết sức khó khăn để bảo đảm tiến độ triển khai dự án.

Quy định mới về Quy trình bố trí, ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT quy định quy trình bố trí, ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn cả nước đến năm 2020.

Không khai thác động vật quý hiếm trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng và hưởng lợi từ rừng phòng hộ; đầu tư phát triển rừng phòng hộ.

Thực trạng công tác ATVSLĐ - PCCN tại các doanh nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch Tuần lễ Quốc gia an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy, nổ (ATVSLĐ-PCCN) lần thứ 17, năm 2015, tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm các Sở: LĐ-TB&XH, Y tế, Công thương, Công an tỉnh và LĐLĐ tỉnh kiểm tra thực tế tại các đơn vị, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn. Qua kiểm tra hồ sơ và thực tế SX -KD tại các DN, bên cạnh một số DN được đoàn kiểm tra ghi nhận ý thức chấp hành công tác ATVSLĐ -PCCN là Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam, Công ty TNHH Minh Thành, Công ty TNHH Sankoh Việt Nam...

Lương Sơn chủ động phòng - chống thiên tai

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn thuộc địa bàn vùng núi nên mùa mưa, bão thường đến sớm và kết thúc muộn, lượng mưa hàng năm rất lớn, thời gian mưa kéo dài nhiều ngày ở đầu nguồn nên thường xảy ra lũ lớn kéo theo lốc xoáy, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Đặc biệt là khu vực phía bắc của huyện thường xảy ra lũ quét, ngập úng cục bộ ở một số con suối chảy qua các xã Lâm Sơn, Trường Sơn, Tân Vinh, Nhuận Trạch, thị trấn Lương Sơn, Cao Răm, Cao Thắng, Thanh Lương…

Cấp bách di dời Nhà máy Mía đường ra khỏi TP Hòa Bình

(HBĐT) - Thành lập tháng 4/1995, sau 10 năm đi vào hoạt động, thực hiện tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh, tháng 6/2005, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt phương án chuyển Công ty Mía đường Hoà Bình thành Công ty CP Mía đường Hoà Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục