(HBĐT) - Hang Kia là xã miền núi của huyện Mai Châu, nằm ở độ cao khoảng 1.500 m so với mực nước biển, cách thị trấn Mai Châu khoảng 30km. Đường lên xã khúc khuỷu, uốn lượn theo những sườn núi cao. Đời sống của bà con nơi đây còn phụ thuộc vào nương rẫy. Tại bản làng bé nhỏ này, người dân sống quây quần bên nhau, dựa vào nhau để mưu sinh.


 

Ông Vàng A Chống (phải), xóm Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) nâng niu cây khèn như báu vật của gia đình.

 

Người Mông cho rằng mọi vật đều có linh hồn và ngôi nhà cũng như vậy. Trong ngôi nhà có thần cửa, thần cột, thần bếp... để bảo vệ người Mông trước mọi thế lực. Vì vậy, khi ra khỏi nhà, người ta phải có một vật gì đó đem theo mình như thứ bùa để bảo vệ họ khỏi ma quỷ.

Khèn là nhạc cụ không thể thiếu trong cuộc sống của người Mông. Đây cũng là phần quan trọng tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa Mông ở xã Hang Kia. Cây khèn giữ vai trò đặc biệt trong tín ngưỡng của đồng bào Mông. Vào thăm gia đình ông Vàng A Chống, ở xóm Hang Kia chúng tôi thấy chiếc khèn được treo ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Cây khèn ông Chống mới mua với giá 8 triệu đồng, được ông gìn giữ và coi như báu vật của gia đình. Theo ông chia sẻ, chiếc khèn đối với người Mông được coi như bảo bối trong nhà, cho dù văn hóa hiện đại đang dần hiện diện ở gần hết các xóm, bản vùng cao nhưng người dân đam mê tiếng khèn vẫn chưa bao giờ dứt. Tiếng khèn cất lên trong những ngày hội xuân, những ngày đầu năm mới. Khi hoa đào, hoa mận bắt đầu nở rực rỡ là những lúc tiếng khèn được cất lên, vang vọng núi rừng.

Theo lời kể của ông Chống, người đàn ông biết thổi khèn hay thì được nhiều người con gái thích. Chàng thanh niên nào vừa biết đối đáp, nói chuyện hay và biết thổi nhiều bài khèn thì càng dễ lấy vợ. Tiếng khèn chính là nhạc cụ chủ yếu được cất lên trong lễ hội Gàu Tào của xã. Đây cũng là dịp các chàng trai, cô gái người Mông có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu. Tiếng khèn của chàng trai sẽ thay lời gửi gắm tiếng lòng mình với người bạn tình.

Đồng chí Vàng A Lánh, cán bộ văn hóa xã Hang Kia cho biết: Dân tộc Mông trên địa bàn xã Hang Kia còn lưu giữ nhiều nghi lễ văn hóa truyền thống, những nét đặc sắc trong cuộc sống sinh hoạt, lao động, như tục lệ đám cưới cổ truyền; bài thuốc dân gian; làm khèn, múa khèn… Nghề truyền thống, như: dệt vải, thêu thùa, đan lát… với hoa văn đặc trưng của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, phục vụ nhu cầu gia đình. Các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian được tổ chức thi đấu, vui chơi thường xuyên, như: tu lu, đẩy gậy… Chúng tôi duy trì tuyên truyền đến người dân ý thức gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Để truyền lửa cho văn hóa dân tộc Mông ngày càng phát triển và trường tồn đến thế hệ mai sau, ngoài những nỗ lực của chính người Mông thì cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm tạo điều kiện để người dân được giao lưu, kết nối giữa văn hóa dân tộc Mông nhiều địa phương. Từ đó nhân lên lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ bản sắc của dân tộc mình. Nhắc nhở thế hệ mai sau bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc để mãi mãi trường tồn với thời gian.

 Đồng Hương


Các tin khác


Huyện Mai Châu: Lan tỏa phong trào thi đua quyết thắng

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua quyết thắng được cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Mai Châu tích cực thực hiện, đi vào nền nếp, tạo nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa sâu rộng trong trong toàn LLVT huyện, góp phần củng cố vững chắc khu vực phòng thủ và đảm bảo an sinh xã hội.

Huyện Mai Châu: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy lợi thế về nông nghiệp, du lịch, những năm qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Mai Châu nỗ lực vượt khó khởi nghiệp, mạnh dạn xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Từ đó, lan tỏa đam mê, khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên.

Huyện Mai Châu: Phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Mai Châu có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế để vượt lên đói nghèo, góp phần đẩy nhanh Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động thanh niên tình nguyện hướng về cơ sở

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên Công an huyện Mai Châu vừa phối hợp với tuổi trẻ Phòng Cảnh sát QLHC về TTATXH (Công an tỉnh) và Đoàn Thanh niên thị trấn Mai Châu tổ chức hoạt động tình nguyện hướng về cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chiến dịch cấp căn cước công dân (CCCD) tại địa bàn thị trấn Mai Châu.

Xã Vạn Mai: Tích cực đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - "Triển khai chương trình hành động, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống để tạo những chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn là điều cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm sau mỗi kỳ đại hội. Tại Đảng bộ xã Vạn Mai (Mai Châu), sau khi tổ chức thành công đại hội Đảng 2 cấp, cấp ủy các chi bộ trực thuộc đã khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều phần việc để cụ thể hóa nghị quyết, hướng đến triển khai các chỉ tiêu đề ra ngay từ đầu nhiệm kỳ” - đồng chí Hà Thị Viễn, Bí thư Đảng ủy xã cho biết.

Huyện Mai Châu: Đổi thay từ thực hiện chính sách dân tộc

(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Mai Châu đã thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển KT-XH, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo nguồn lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục