(HBĐT) - Họ là những cư dân vô cùng thuần phác và đôn hậu, đã dành cả đời để gắn bó với bản vùng cao còn nhiều khó khăn - Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Mỗi người, theo cách riêng của mình đã có những đóng góp xứng đáng để xây dựng bản Mông no ấm, bình yên. Họ lặng lẽ, tình nguyện làm "ngọn đuốc sáng” cho dân làng noi theo...


Cán bộ Ban Chỉ huy quân sự huyện Mai Châu gặp gỡ, trao đổi, tranh thủ sự ủng hộ của người có uy tín ở bản Mông để tuyên truyền, vận động bà con chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Công sức lớn...

Đến Pà Háng lớn (Pà Cò), dưới tán cây xanh sẫm, tỏa bóng mát cả khoảng sân rộng là ngôi nhà nhỏ giản dị của già Mùa A Dê. Người đàn ông 50 tuổi đầy khát vọng chinh phục năm xưa, giờ đã là một cụ già ngoài 80 tuổi có nụ cười rất hiền. Hỏi già về những tháng ngày ngược xuôi tuyên truyền, vận động bà con, già chỉ cười bảo: Hồi ấy nghèo khó quá thì quyết tâm thoát nghèo thôi.

Nhìn những cánh rừng bị bà con đốt cháy nham nhở làm nương rẫy mà xót lòng, lại thấy người dân nhiều nơi trồng cây gây rừng, trồng ngô, trồng lúa, hoa màu mà no đủ, già Dê quyết vận động Nhân dân định canh định cư. Chỉ một chiếc xà beng phá đá, cuốc bàn và chiếc xẻng, suốt nhiều tháng, già Dê "thi gan” cùng đá, mũi chân húc vào đá tóe máu, đôi tay đánh gốc cây rừng trợt da, ngày hai bữa cơm độn ngô với rau rừng, muối rang... để mở đường. Cảm phục trước ý chí của ông, nhiều bà con trong bản đã nghe theo, góp sức xây dựng bản làng. Từ chỗ không đủ ăn, đủ mặc, giờ đây, đồng bào Mông đã ổn định cuộc sống. Ngoài hạt dẻ, người Mông còn trồng lúa nước, ngô, sắn, dong giềng, đào, mận, chanh leo, chè shan tuyết... Năm 2020, thu nhập bình quân đạt 16 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 30%.

Bắt đầu tham gia công tác từ năm 1959, già Dê đã trải qua nhiều vị trí quan trọng, từ trưởng Công an xã, rồi Phó Chủ tịch UBND xã. Đến nay, dù đã ở tuổi "xưa nay hiếm”, già vẫn là người có uy tín bậc nhất ở Pà Cò. Ông kể: "Trước đây, gia đình người Mông nào cũng có một khẩu súng, do tập quán trong gia đình có người mất thì phải nổ 3 phát súng báo hiệu cho dân làng. Trải qua bao biến cố của làng bản, cùng nhiều lần chứng kiến những cảnh đau lòng từ việc cất giữ vũ khí, vì vậy, khi có chủ trương của Đảng, Nhà nước yêu cầu đồng bào Mông giao nộp vũ khí, già đã tích cực vận động”. Gương mẫu đi đầu, già tự nguyện giao nộp khẩu súng 2 nòng được mua bằng cả gia sản lớn cho xã. Chính từ hành động đó, nhiều gia đình ở Pà Háng lớn đã làm theo, lan tỏa trong cộng đồng người Mông ở Hang Kia, Pà Cò. Từ năm 2018 đến nay, đồng bào Mông đã giao nộp 65 khẩu súng các loại, 8 viên đạn, 6 thanh kiếm...

Không chỉ già Dê, gương mẫu hành động dường như đã trở thành phương châm, là "bí quyết” riêng trong cách tuyên truyền, vận động của những già làng người Mông ở hai xã Hang Kia, Pà Cò.

Trách nhiệm cao

Cánh rừng nguyên sinh thắm xanh như hàng tiêu binh trên đỉnh Xà Lĩnh, Lương Xa. Dưới tán rừng, đồng bào Mông Hang Kia, Pà Cò sinh sống đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Tuy nhiên, trong cộng đồng ấy, những người có uy tín, được dân bản nghe và làm theo không nhiều. Vậy mà chẳng biết từ khi nào, người Mông ở Hang Kia đã gọi ông Vàng A Tình, nguyên Bí thư Đảng ủy xã bằng cái tên đầy kính trọng: "già làng”.

Người dân Hang Kia vẫn nhớ rõ nhiều năm trở về trước, do bị kẻ xấu xúi giục, một số người vì hám lợi đã tiếp tay hoặc tham gia buôn bán ma túy. Là người có tư duy sâu sắc, ngay từ những ngày đầu xảy ra tình trạng nói trên, già làng Vàng A Tình đã kiên trì tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và không vi phạm pháp luật. Ông lặn lội xuống các bản, đến từng hộ tuyên truyền, vận động, nhẹ nhàng phân tích, chỉ ra cái sai, tác hại của ma túy.

Trung tá Đinh Văn Thới, Trưởng Công an huyện Mai Châu cho biết: Thời gian qua, ngành Công an đã vận động được hàng chục đối tượng truy nã ở Hang Kia, Pà Cò ra đầu thú, kết quả đó có sự đóng góp rất lớn của các già làng, người có uy tín. Điển hình như vụ vận động 2 đối tượng: Vàng A Tủa và Khà A Táu ở xã Hang Kia. Tủa và Táu tham gia buôn bán ma túy với số lượng cực lớn có lệnh truy nã đặc biệt. Qua xác minh, lực lượng công an biết 2 đối tượng này nặng tình với gia đình, thỉnh thoảng vẫn trốn từ bên kia biên giới và trong rừng về gặp vợ con. Cán bộ công an tỉnh lại nhờ cậy các già làng: Vàng A Tình, Vàng A Gia, Khà A Dếnh ở xã Hang Kia; Sùng A Sa, Mùa A Dê ở xã Pà Cò. Nhận lời giúp đỡ cán bộ công an, các ông đã nhiều lần đến gặp gia đình, trò chuyện với người thân của Tủa và Táu, phân tích những điều hay lẽ phải để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật... Sau khi được gia đình đánh tiếng, các đối tượng đã đồng ý gặp các già làng và cả 2 đã đi đầu thú.

Nâng niu những tấm giấy khen, bằng khen các cấp trao tặng, già Vàng A Tình bộc bạch: Phần thưởng nào già cũng trân trọng, song phần thưởng ý nghĩa nhất có lẽ chính là tình cảm tin yêu của đồng bào Mông dành cho tôi và sự khởi sắc của quê hương Hang Kia yêu dấu.

Rời bản Mông trở về phố thị, chúng tôi mang theo niềm tin: Những chương trình, dự án đầu tư của Đảng, Nhà nước, cùng sự giúp sức của những già làng, người có uy tín đã, đang khơi gợi sự nỗ lực của người dân nơi đây, mang lại sự đổi thay từng ngày cho miền đất khô khát, tiếp thêm sinh lực cho rừng đá nở hoa.

Hải Yến


Các tin khác


Về thung lũng Mai Châu vui điệu xòe Thái

(HBĐT) - Múa xòe có từ bao giờ, không ai nhớ. Chỉ biết từ xa xưa, người Thái đã có câu hát: "Không xòe không vui/ không xòe cây ngô không ra bắp/Không xòe cây lúa không trổ bông/Không xòe trai gái không thành đôi”. Bởi vậy, trong cuộc vui nào, đồng bào Thái cũng múa xòe. Vì rằng: "Anh không xòe thì hoa héo đi/ Em không xòe trời xuân qua đi...”. Với người Thái Tây Bắc nói chung và người Thái Mai Châu nói riêng, múa xòe như một phần của cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hàng ngày.

Huyện Mai Châu: Chỉ đạo “nóng”, chủ động ngăn chặn dịch bệnh

(HBĐT) - Chủ động kích hoạt, nâng cấp độ các biện pháp phòng, chống dịch (PCD); xây dựng kế hoạch, kịch bản để PCD theo từng tình huống. Đồng thời triển khai quyết liệt các biện pháp PCD với phương châm kiên quyết không để dịch bệnh xâm nhập địa bàn... Đó chính là những biện pháp cấp bách, chỉ đạo "nóng” của huyện Mai Châu trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19.

Kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh Covd-19 tại Mai Châu

(HBĐT) - Ngày 7/2, Đoàn công tác BCĐ phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh gồm: UB MTTQVN tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn, Trung tâm KSBT tỉnh đã đến kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện Mai Châu.

Đồn Công an Táu Nà củng cố phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc từ cơ sở

(HBĐT) - Đường về Đồn Công an Táu Nà, xóm Táu Nà, xã Cun Pheo (Mai Châu), theo Trung tá Hà Công Thiếm, Đội trưởng Đội Xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ), Công an huyện Mai Châu thì: "Nay đã dễ đi hơn trước rất nhiều. Đường được đổ bê tông, xe ô tô 4 chỗ có thể vào được tận nơi”. Dù vậy, với cả trời hoa mua tím lẫn những cánh đào rừng thắm tươi trong gió, vẫn làm chúng tôi ngỡ như đang ở nơi cuối trời, biên cương xa xôi...

Huyện Mai Châu lập 2 chốt kiểm dịch y tế phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Mai Châu đã thành lập 2 chốt kiểm dịch y tế liên ngành phòng, chống dịch Covid-19 tại Xóm Lọng, xã Vạn Mai và Ngã 3 Tòng Đậu.

Hội LHPN xã Thành Sơn: Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Những năm qua, Hội LHPN xã Thành Sơn (Mai Châu) tích cực vận động hội viên đẩy mạnh phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế. Thông qua phong trào, cán bộ, hội viên phụ nữ đã nâng cao nhận thức, chủ động áp dụng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục