(HBĐT)- Mai Hịch là một xã miền núi của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 14 km về phía Tây Bắc. Phía Bắc giáp 2 xã Xăm Khòe; phía Đông giáp xã Mai Hạ và xã Vạn Mai; phía Tây và phía Nam giáp xã Thành Sơn, xã Phú Thành, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.


"Làng bích họa" Hải Sơn thuộc xã Mai Hịch tạo được dấu ấn cho du khách mỗi khi đến nơi đây

Mai Hịch có vị trí quan trọng, địa hình rừng núi rậm rạp và có nhiều hang động, tạo điều kiện thuận tiện cho việc ẩn trú quân trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Xã có sông Mã chảy từ biên giới Việt – Lào qua địa bàn, rồi chảy về phía nam thành phố Thanh Hóa. Với vị trí chiến lược như vây, Mai Hịch có lợi thế trong việc xây dựng căn cứ quân sự, một thế đất "Tiến có thể đánh, lui có thể giữ”, đây là nới trú quân của Đoàn quân Tây Tiến, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gắn với câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Quang Dũng trong bài "Tây Tiến": Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người".

Địa hình Mai Hịch khá phức tạp, độ chia cắt lớn, xen kẽ giữa những dãy núi cao là những thung lũng, khe suối. Dải đất thung lũng nằm dọc theo suối Xia và đường thông liên huyện, nơi đây có những cánh đồng nhỏ hẹp và là nơi tập trung hầu hết diện tích đất nông nghiệp. những dãy núi cao chiếm phần lớp diện tích đất đai của xã, tỏng đó, còn nhiều đất trống, đồi trọc và núi đá. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 350 - 400 m. Khí hậu Mai hịch mang đặc trưng của khí hậu người mùa. Một năm có mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C. Lượng mưa bình quân hàng năm là 910,1 mm.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.839 ha, gồm các loại đất: đất nâu đỏ trên đá macma và trung tính có diện tích 2.330 ha (chiếm tỷ lẹ 60,7%), đất nâu đỏ trên đá vôi 50 ha (chiếm  1,3%), đất đỏ vàng trên phiến thạch sét 977 ha (chiếm 25,4%), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa 294 ha (chiếm 7,7%), đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 106 ha (chiếm 2,8 %), núi đã 53 ha (chiếm 1,4%) và sông suối 29 ha, chiếm 0,8 %. Xã có 2.686,5 ha rừng, chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên; trong đó 2.571,4 ha rừng tự nhiên và 115,1 ha rừng trồng.

 

Xã Mai Hịch là xã miền núi, có cả địa hình núi đá và khu vực thung lũng tương đối bằng phẳng, có nhiều hang động, kết hợp với điều kiện thuận lợi về khí hậu, tạo cho địa phương mộ cảnh quan đẹp và môi trường trong lành tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Du lịch cộng đồng của địa phương.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, xã Mai Hịch có 6 thôn, gồm: Mường Hịch, Cha Lang, Ngõa, Dến, Pù Tòng, Xa Lim. Đầu năm 1951, Tỉnh ủy Hòa Bình quyết định sáp nhập Mai Châu và Đà Bắc thành huyện Mai Đà, liên xã Mai Châu chính thức được thành lập với 5 xã mới: Tâm Mai, Mai Thượng, Bao La, Pù Bin, Mai Hạ (xã Mai Hịch thuộc trong Mai Hạ). Sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, từ yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ trong giai đoạn mới, ngày 21/9/1956, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 1053/Tg chia huyện Mai Đà thành 2 huyện Mai Châu và Đà Bắc. Ngày 14/12/1956, theo Quyết định số 742/QĐ-LK3  tách xã Mai Hạ ra thành các xã nhỏ: Vạn Mai, Mai Hạ, Mai Hịch, Xăm Khòe, Xã Mai Hịch ổn định từ đó.

Mai Hịch là vùng đất có bề dày lịch sử. Nhân dân Mai Hịch có truyền thống anh dũng trong chiến đấu, cần cù chịu khó trong lao động sản xuất để giữ gìn và xây dựng quê hương. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 23/5/2005, Đảng bộ và nhân dân Mai Hịch đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã có 513 thanh niên nhập ngũ(35 liệt sĩ, 24 thương bệnh binh). Ghi nhận những đóng góp đó, xã Mai Hịch đã được Đảng, Nhà nước 02 Huân chương lao động hạng Ba, 03 Huân chương chiến công hạng Ba, 01 bằng khen của Chính Phủ, 46 cờ thi đua, 34 danh hiệu quyết thắng, 241 bằng khen, 874 giấy khen. Đối với cá nhân, được tặng thưởng 36 Huân chương kháng chiến, 519 Huân, Huy chương các loại, 75 Huân chương chiến sĩ giải phóng, 1.173 bằng khen, 1061 giấy khen...

Trên địa bàn xã Mai Hịch có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, trong đó, dân tộc Thái chiếm 80%, dân tộc Kinh chiếm 17%, còn lại là dân tộc Mường. Xã có 4.069 nhân khẩu. Nhân dân xã Mai Hịch sống chủ yếu bằng nông nghiệp, sản phẩm chính là lúa, ngô, khoai, sắn, đậu tương, lạc và từ chăn nuôi gia súc, một số hộ có thu nhập từ trồng rừng và chăm sóc rừng. Phong tục tập quán của nhân dân xã Mai Hịch mang đậm bản sắc dân tộc Thái với nhiều nét truyền thống văn hóa lâu đời. tiêu biểu là phong tục cưới xin, lễ tang, tục làm hiếu, sinh nở, trang phục và nhà ở, cùng các phong tục sinh hoạt văn hóa cộng đồng khác.



               Cơ sở vật chất trường lớp đã được quan tâm, đầu tư đúng mức

Hiện nay, Mai Hịch có nhiều bước chuyển trong  phát triển KT-XH. Nhiều trường học trên địa bàn được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Lĩnh vực QP-AN được tăng cường. Công tác  xây dựng Đảng, chính quyền và các MT đoàn thể thường xuyên được củng cố. Mai Hịch đã có đà phát triển tốt trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. 

                                 PV(tổng hợp)

 

Các tin khác


Bao La, vùng đất cổ "Mường Mai" nhiều khởi sắc

(HBĐT)- Bao La là xã miền núi, nằm ở phía Tây huyện Mai Châu, cách thị trấn Mai Châu 26 km, với địa giới hành chính: phía Bắc giáp các xã Pà Cò, Tân Sơn; phía Đông giáp xã Nà Mèo; phía Nam giáp xã Xăm Khòe; phía Tây giáp xã Piềng Vế.

Cun Pheo-vượt khó nơi miền xa

(HBĐT)- Cun Pheo là một xã miền núi, có địa hình tương đối phức tạp nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 31 km. Phía Bắc giáp xã Hang Kia; phía Đông Bắc giáp xã Pà Cò; phía Đông giáp xã Piềng Vế; phía Đông Nam giáp xã Thanh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; phía Tây giáp xã Xuân Nha của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Vạn Mai, có nhiều tiềm năng trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Vạn Mai là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Mai Châu 15km về phía Đông Nam. Xã có quốc lộ 15 chạy qua, đây là trục đường chiến lược quan trọng nối liền giữa các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa lên Tây Bắc và sang biên giới Việt – Lào. Phía Bắc giáp xã Mai Hạ, phía Đông giáp xã Pù Bin, phía Tây giáp xã Mai Hịch, phía Nam giáp xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Đồng Bảng, phát huy lợi thế trong phát triển bên Quốc lộ 6

(HBĐT)-Đồng Bảng là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 8 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp xã Phúc Sạn; phía Đông giáp 2 xã: Ba Khan và Tân Mai; phía Nam giáp 2 xã: Nà Mèo và Tòng Đậu; phía Tây giáp các xã: Tân Sơn và xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trên địa bàn xã có quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Đây là điều kện thuận lợi cho xã Đồng Bảng phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện cũng như các tỉnh khác.

Xã Tân Sơn đang dần khẳng định mình trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Tân Sơn là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 18 km về hướng Tây Bắc. Phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Đông giáp 2 xã: Đồng Bảng và Nà Mèo; phía Nam giáp xã Bao La; phía Tây giáp xã Pà Cò.

Xã Phúc Sạn khắc phục khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT)-Phúc Sạn là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 13 km. Phía Đông và phía Bắc giáp xã Tân Mai, phía Nam giáp xã Đồng Bảng, phía Tây và phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi cao và các thung lũng đan xen. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục