(HBĐT)-Để lên tới Hang Chiều du khách phải trải qua 1200 bậc đá. Hang Chiều nằm ở hướng Tây Nam của thị trấn Mai Châu(huyện Mai Châu). Cửa hang rộng khoảng 10 – 15m, dài ngược lên đỉnh núi khoảng hơn 30m, cách khu dân cư khoảng 350m. Càng lên cao nhìn xuống, thị trấn Mai Châu trù phú và thơ mộng càng hiện ra rõ nét.

Hang Mỏ Luông, danh thắng đẹp, hấp dẫn ở Mai Châu

(HBĐT)- Hang Mỏ Luông(thị trấn Mai Châu-huyện Mai Châu), từng được Bộ VHTT công nhận là thắng cảnh quốc gia(năm 2000).

Piềng Vế, tạo sự khởi sắc nơi vùng sâu

(HBĐT)- Xã Piềng Vế là xã nằm ở phía tây nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện lỵ 27 km. Tổng diện tích tự nhiên là: 1.550,28 ha. Phía đông giáp xã Bao La; phía tây giáp xã Thành Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; phía nam giáp xã Xăm Khòe, phía bắc giáp các xã: Pà Cò và Cun Pheo.

Ba Khan-xã lòng hồ sông Đà đang chuyển mình

(HBĐT)- Xã Ba Khan có diện tích 1.869 ha, cách trung tâm huyện 30 km về phía Đông Bắc. Phía Bắc giáp xã Tân Mai, phía Tây giáp xã Đồng Bảng và xã Tòng Đậu, phía Đông giáp các xã: Phú Vinh, Ngòi Hoa (huyện Tân Lạc), phía Nam giáp xã Phú Cường (huyện Tân Lạc). Độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, địa hình bị chia cắt bởi đồi núi cao, xen kẽ các thung lũng và khe nhỏ.

Bao La, vùng đất cổ "Mường Mai" nhiều khởi sắc

(HBĐT)- Bao La là xã miền núi, nằm ở phía Tây huyện Mai Châu, cách thị trấn Mai Châu 26 km, với địa giới hành chính: phía Bắc giáp các xã Pà Cò, Tân Sơn; phía Đông giáp xã Nà Mèo; phía Nam giáp xã Xăm Khòe; phía Tây giáp xã Piềng Vế.

Cun Pheo-vượt khó nơi miền xa

(HBĐT)- Cun Pheo là một xã miền núi, có địa hình tương đối phức tạp nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 31 km. Phía Bắc giáp xã Hang Kia; phía Đông Bắc giáp xã Pà Cò; phía Đông giáp xã Piềng Vế; phía Đông Nam giáp xã Thanh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; phía Tây giáp xã Xuân Nha của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Vạn Mai, có nhiều tiềm năng trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Vạn Mai là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Mai Châu 15km về phía Đông Nam. Xã có quốc lộ 15 chạy qua, đây là trục đường chiến lược quan trọng nối liền giữa các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa lên Tây Bắc và sang biên giới Việt – Lào. Phía Bắc giáp xã Mai Hạ, phía Đông giáp xã Pù Bin, phía Tây giáp xã Mai Hịch, phía Nam giáp xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Đồng Bảng, phát huy lợi thế trong phát triển bên Quốc lộ 6

(HBĐT)-Đồng Bảng là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 8 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp xã Phúc Sạn; phía Đông giáp 2 xã: Ba Khan và Tân Mai; phía Nam giáp 2 xã: Nà Mèo và Tòng Đậu; phía Tây giáp các xã: Tân Sơn và xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trên địa bàn xã có quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Đây là điều kện thuận lợi cho xã Đồng Bảng phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện cũng như các tỉnh khác.

Xã Tân Sơn đang dần khẳng định mình trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Tân Sơn là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 18 km về hướng Tây Bắc. Phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Đông giáp 2 xã: Đồng Bảng và Nà Mèo; phía Nam giáp xã Bao La; phía Tây giáp xã Pà Cò.

Xã Phúc Sạn khắc phục khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT)-Phúc Sạn là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 13 km. Phía Đông và phía Bắc giáp xã Tân Mai, phía Nam giáp xã Đồng Bảng, phía Tây và phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi cao và các thung lũng đan xen. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400m.

Xã Pù Bin tạo được chuyển tốt trong phát triển KT-XH

(HBĐT)-Xã Pù Bin nằm ở phía Đông Nam của huyện Mai Châu. Phía Bắc xã Chiềng Châu và thị trấn Mai Châu; phía Nam giáp xã Lũng Cao (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), xã Phú Lệ (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa), phía Đông xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc) và xã Noong Luông; phía Tây giáp xã Vạn Mai và Mai Hạ. Địa bàn xã có Tỉnh lộ 432B chạy qua.

Xã Noong Luông đang từng bước vượt khó nơi vùng cao

(HBĐT)- Noong Luông cách trung tâm huyện Mai Châu 31 km theo đường bộ. Phía Bắc giáp thị trấn Mai Châu; phía Nam giáp xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc), phía Đông xã Thung Khe và xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc); phía Tây giáp xã Pù Bin. Địa hình phức tạp, đa dạng với đồi núi, thung lũng và núi đá đan xen, có độ cao trung bình 800 m so với mặt nước biển, trong đó vị trí cao nhất là 1.184 m, thấp nhất là 455 m.

Người Mông xã Pà Cò đã bắt nhịp tốt bước phát triển chung

(HBĐT)- Xã Pà Cò nằm ở phía Tây Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 35 km. Phía Bắc giáp xã Lóng Luông, xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ,tỉnh Sơn La); phía Tây giáp xã Hang Kia; phía Đông giáp xã Tân Sơn; phía Nam giáp các xã Bao La, Cun Pheo.

Xã Tân Mai, vượt khó nơi vùng lòng hồ

(HBĐT)- Tân Mai là một xã vùng lòng hồ sông Đà, thuộc huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 34 km về phía Bắc. Phía Đông giáp xã Tiền Phong (huyện Đà Bắc); phía Tây giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Nam giáp xã Phúc Sạn và xã Ba Khan; phía Bắc giáp xã Tân Dân. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.475,69 ha, trong đó đất nông nghiệp là 2.661,74 ha (chiếm 76%0, đất phi nông nghiệp là 711,57 ha (chiếm 20%) và 102,38 ha các loại đất khác (chiếm 2%).

Xã Hang Kia-Nơi cộng đồng người Mông đang nỗ lực trong xây dựng NTM

(HBĐT)-Xã Hang Kia nằm ở phía Tây Bắc của Huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện lỵ 40 km. Phía Bắc và Phía Đông giáp xã Pà Cò; Phía Nam giáp xã Cun Pheo; Phía Tây giáp xã Xuân Nha và xã Lóng Luông huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La. Xã Hang Kia nằm cách quốc lộ 6 khoảng 8 km, có đường lên xã từ Quốc lộ 6 đi xã Pà Cò và Hang Kia nên việc đi lại khá thuận lợi.

Xã Mai Hạ, xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn Nông thôn mới

(HBĐT)- Mai Hạ nằm cách trung tâm huyện 6 km về phía Tây Nam. Phía Bắc giáp 2 xã: Chiềng Châu và Nà Mèo; phía Đông giáp xã Pù Bin và xã Vạn Mai; phía Nam giáp xã Vạn Mai; phía Tây giáp 2 xã: Mai Hịch và Xăm Khòe. Trên địa bàn xã có Quốc lộ 15A chạy qua.

Miền đất trên đỉnh Thung Khe

(HBĐT)- Xã Thung Khe là một xã vùng cao của Huyện Mai Châu nằm dọc theo trục đường Quốc lộ 6 hơn 2km, cách trung tâm Huyện 19km về hướng Đông, có diện tích tự nhiên 1.846,77ha. Trong đó: diện tích đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất chiếm 85%, đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm là 156,7 ha, đất phi nông nghiệp là 41 ha, đất chưa sử dụng là 90 ha.

Xã Nà Phòn-Nhiều tiềm năng để phát triển KT-XH

(HBĐT)-Xã Nà Phòn nằm ở phía Đông Nam của huyện Mai Châu. Phía Bắc giáp xã Tòng Đậu; phía Đông giáp thị trấn Mai Châu; phía Nam giáp xã Chiềng Châu; phía Tây Nà Mèo. Với lợi thế là địa bàn giáp với trng tâm huyện lỵ, xã Nà Phòn có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội với những địa phương khác.

Xã Nà Mèo-từng bước vượt khó vươn lên

 (HBĐT)- Nà Mèo là một xã miền núi phía Tây của huyện Mai Châu, cách thị trấn Mai Châu 5 km về phía Tây Nam, có diện tích tự nhiên là 2.768 ha. Phía Bắc giáp xã Đồng Bảng; phía Đông giáp các xã: Nà Phòn, Tòng Đậu; phía Nam giáp các xã: Mai Hạ, Xăm Khòe; phía Tây giáp các xã: Bao La và Tân Sơn. Nà Mèo có huyện lộ 63 chạy qua địa bàn dài 11,8 km. Xã Nà Mèo, hệ thống giao thông liên xóm được mở rộng.

Mai Hịch miền quê đang có bước chuyển mình quan trọng

(HBĐT)- Mai Hịch là một xã miền núi của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 14 km về phía Tây Bắc. Phía Bắc giáp 2 xã Xăm Khòe; phía Đông giáp xã Mai Hạ và xã Vạn Mai; phía Tây và phía Nam giáp xã Thành Sơn, xã Phú Thành, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Tòng Đậu-có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển KT-XH

(HBĐT)-Tòng Đậu là một xã vùng thấp của huyện Mai Châu. Phía bắc giáp xã Đồng Bảng; phía đông giáp xã Thung Khe và xã Phú Cường (huyện Tân Lạc); phía Nam giáp thị trấn Mai Châu; phía tây giáp các xã: Nà Phòn và Nà Mèo. Xã Tòng Đậu nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi, có đường quốc lộ 6 và đường 15 đi qua, lại nằm sát thị trấn Mai Châu. Xã nằm ở vị trí điểm đầu nối liền các tỉnh Tây Bắc, Hòa Bình và các tỉnh miền Trung bắt đầu từ Thanh Hóa. Chính vì vậy, Tòng Đậu trở thành địa bàn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tê – xã hội của huyện Mai Châu.

Thị trấn Mai Châu- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện vùng cao Mai Châu

(HBĐT)- Khu vực thị trấn Mai Châu trước đây là một  trong những thôn thuộc địa bàn xã Mai Thượng. Đến năm 1957, thực hiện Quyết định số 489/QĐ-LK3 của Ủy ban kháng chiến Liên khu III, xã Mai Thượng  tách ra thành 7 xã mới là: Đồng Bảng, Tòng Đậu, Thung Khe, Chiềng Sại, Nà Phòn, Nà Mèo và Chiềng Châu. Khu vực thị trấn Mai Châu thời điểm này thuộc địa phận xã Chiềng Sại.

Xã Chiềng Châu-vùng đất khởi nguồn của "Xên bản-Xên Mường"

(HBĐT)- Xã Chiềng Châu cách trung tâm huyện Mai Châu khoảng 2km. Phía Nam giáp xã Mai Hạ, phía Bắc giáp với xã Nà Phòn và thị trấn Mai Châu, phía Đông giáp xã Pù Bin – Noong Luông, phía Tây giáp xã Nà Mèo và xã Xăm Khòe. Với vị trí như vậy, Chiềng Châu là địa phương có giao thông khá thuận lợi, đảm bảo đi lại, trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa với các xã trong huyện cũng như các tỉnh ngoài.

Những nét chính trong quá trình thành lập huyện và những sự kiện lịch sử tiêu biểu

(HBĐT)-Quá trình thành lập huyện và những thay đổi địa giới hành chính: Mai Châu trước kia là Mường Mai, được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII. Thời nhà Trần, Mường Mai thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Dưới triều Nguyễn, Mai Châu gồm tổng Thanh Mai và tổng Bạch Mai.

Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế và TD-TT tạo được dấu ấn trong phát triển

(HBĐT)- Nhiều năm qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã sớm hình thành hệ thống các thiết chế văn hoá cơ sở gồm: thư viện, điểm bưu điện văn hoá xã và các đội văn nghệ quần chúng ở hầu khắp các bản, làng.