(HBĐT)-Xã Pù Bin nằm ở phía Đông Nam của huyện Mai Châu. Phía Bắc xã Chiềng Châu và thị trấn Mai Châu; phía Nam giáp xã Lũng Cao (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), xã Phú Lệ (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa), phía Đông xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc) và xã Noong Luông; phía Tây giáp xã Vạn Mai và Mai Hạ. Địa bàn xã có Tỉnh lộ 432B chạy qua.



            Xã Pù Bin quan tâm tới công tác đào tạo, tập huấn cho người dân địa phương trong việc phát huy nghề dệt truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.142,39 ha, trong đó 353,2 ha đất nông nghiệp, 1559,85 ha đất lâm nghiệp. Trước kia, rừng trên địa bàn xã có nhiều loại gỗ quý và hệ thống động vật phong phú. Tuy nhiên, những năm gần đây do khai thác không có kế hoạch, diện tích rừng dần bị thu hẹp, tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi cao.

Pù Bin có độ cao trung bình từ 800 - 850 m so với mặt nước biển. Địa bàn xã có nhiều dãy núi cao trùng điệp, độ chia cắt lớn, xen lẫn những dải thung lũng nhỏ hẹp, gò đồi, làm cho địa hình xã trở nên đa dạng. Nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới, một năm có 4 mùa; xét theo lượng mưa, một năm được chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.750mm, nhiệt độ trung bình năm là 21,80C. Hướng gió thịnh hành là Tây Nam vào mùa hè, Dông Bắc vào mùa đông.

Pu Bin có thế mạnh về phát triển nông – lâm nghiệp với hệ thống cây trồng, vật nuôi phong phú: lúa, ngô, sắn, cây ăn quả (quýt…), cây công nghiệp (chè, lạc, tỏi…); chăn nuôi gia súc, gia cầm.

 Dưới thời Lê, châu Mai Châu được thành lập, vùng đất Pù Bin thuộc châu Mai Châu, lộ Đà Giang, phủ Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Năm 1886, thực dân Pháp thành lập tỉnh Mường Hòa Bình gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và phủ Chợ Bờ, địa bàn Pù Bin thuộc phủ Chợ Bờ. Tháng 10/1890, châu Mai Châudc và châu Đà Bắc hợp nhất thành châu Mai Đà, nhưng do dịa bàn quá rộng, thực dân Pháp quyết định chia tách thành 2 vùng riêng biệt. Năm 1941, huyện Mai Châu và huyện Đà Bắc sáp hợp thành huyện Mai Đà, địa bàn Pù Bin thuộc xã Mai Thượng, châu Mai Đà.

Cách mạng tháng Tám thành công, xã Mai Thượng được thành lập. Địa bàn xã Pù Bin thuộc xã Mai Thượng, châu Mai Đà.

Đầu năm 1951, xã Pù Bin được thành lập trên cơ sở tách từ xã Mai Thượng, trở thành 1 trong 5 xã của liên xã Mai Châu (bao gồm Tân Mai, Mai Thượng, Mai Hạ, Bao La và Pù Bin). Tại thời điểm thành lập,  xã Pù Bin có 11 xóm: Bin, Nà Phặt, Nàng, Pưa Mu, Hiềng, Chà Đáy, Noong Luông, Noong, Ó, Piềng Đậu , Nà Đú. Tháng 9/1956, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Nghị định 1053/NĐ-TTg chia huyện Mai Đà thành huyện Mai Châu và Đà Bắc, địa bàn xã Pù Bin thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Ngày 27/7/1957, Ủy ban hành chính Liên khu III ban hành Quyết định số 471/1957/QN/UBHC LK3 về việc chia xã Pù Bin thành 2 xã: Pù Bin, Noong Luông. Xã Pù Bin (mới) gồm 7 xóm, dân số 689 người. Tính đến năm 2017, xã Pù Bin ổn định địa giới hành chính với 5 xóm: Bin, Nà Phặt, Xà Lòng, Nàng, Nà Lụt.

Trong các cuộc kháng chiến, Pù Bin có 287 thanh niên lên đường nhập ngũ và hàng trăm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến(xã có 6 liệt sĩ, 04 thương binh, bệnh binh). Ghi nhận những đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân Pù Bin, Đảng và Nhà nước đã trao tặng 85 Huân, Huy chương kháng chiến, 30 kỷ niệm chương, 10 huy hiệu dũng sĩ, 114 bằng khen…


                    Đội ngũ cán bộ, giáo viên tại các trường học trên địa bàn luôn bám trường, bám lớp vì 
"cái chữ" nơi vùng cao.

Pù Bin là địa phương có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống, tính đến năm 2017, dân số của xã có 1896 người, trong đó, dân tộc Thái chiếm 60%, còn lại là dân tộc Mường. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, đặc sắc thể hiện qua ẩm thực, nhà cửa, trang phục, kho tàng văn học dân gian, phong tục tín ngưỡng cùng các sinh hoạt văn hóa cộng đồng khác.

Hiện nay, phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Pù Bin luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH, giữ vững AN-QP. Xã đã và đang có bước thay đổi đáng mừng trong phát triển; hệ thống "điện, đường, trường, trạm” được quan tâm. Xã có 3 bậc học: MN, tiểu học và THCS; lĩnh vực y tế đã đạt chuẩn quốc gia. Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xã đã đạt một số thành tựu nhất định; 4/5 xóm đạt danh hiệu Làng văn hóa. Pù Bin đang hòa sức mình vào phong trào chung của huyện, phấn đấu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.


                      Cơ sở trường lớp từng bước được quan tâm, đầu tư ở Pù Bin

                    PV(Tổng hợp)

Các tin khác


Bao La, vùng đất cổ "Mường Mai" nhiều khởi sắc

(HBĐT)- Bao La là xã miền núi, nằm ở phía Tây huyện Mai Châu, cách thị trấn Mai Châu 26 km, với địa giới hành chính: phía Bắc giáp các xã Pà Cò, Tân Sơn; phía Đông giáp xã Nà Mèo; phía Nam giáp xã Xăm Khòe; phía Tây giáp xã Piềng Vế.

Cun Pheo-vượt khó nơi miền xa

(HBĐT)- Cun Pheo là một xã miền núi, có địa hình tương đối phức tạp nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 31 km. Phía Bắc giáp xã Hang Kia; phía Đông Bắc giáp xã Pà Cò; phía Đông giáp xã Piềng Vế; phía Đông Nam giáp xã Thanh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; phía Tây giáp xã Xuân Nha của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Vạn Mai, có nhiều tiềm năng trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Vạn Mai là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Mai Châu 15km về phía Đông Nam. Xã có quốc lộ 15 chạy qua, đây là trục đường chiến lược quan trọng nối liền giữa các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa lên Tây Bắc và sang biên giới Việt – Lào. Phía Bắc giáp xã Mai Hạ, phía Đông giáp xã Pù Bin, phía Tây giáp xã Mai Hịch, phía Nam giáp xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Đồng Bảng, phát huy lợi thế trong phát triển bên Quốc lộ 6

(HBĐT)-Đồng Bảng là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 8 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp xã Phúc Sạn; phía Đông giáp 2 xã: Ba Khan và Tân Mai; phía Nam giáp 2 xã: Nà Mèo và Tòng Đậu; phía Tây giáp các xã: Tân Sơn và xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trên địa bàn xã có quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Đây là điều kện thuận lợi cho xã Đồng Bảng phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện cũng như các tỉnh khác.

Xã Tân Sơn đang dần khẳng định mình trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Tân Sơn là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 18 km về hướng Tây Bắc. Phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Đông giáp 2 xã: Đồng Bảng và Nà Mèo; phía Nam giáp xã Bao La; phía Tây giáp xã Pà Cò.

Xã Phúc Sạn khắc phục khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT)-Phúc Sạn là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 13 km. Phía Đông và phía Bắc giáp xã Tân Mai, phía Nam giáp xã Đồng Bảng, phía Tây và phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi cao và các thung lũng đan xen. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục