(HBĐT)- Nà Mèo là một xã miền núi phía Tây của huyện Mai Châu, cách thị trấn Mai Châu 5 km về phía Tây Nam, có diện tích tự nhiên là 2.768 ha. Phía Bắc giáp xã Đồng Bảng; phía Đông giáp các xã: Nà Phòn, Tòng Đậu; phía Nam giáp các xã: Mai Hạ, Xăm Khòe; phía Tây giáp các xã: Bao La và Tân Sơn. Nà Mèo có huyện lộ 63 chạy qua địa bàn dài 11,8 km. Xã Nà Mèo, hệ thống giao thông liên xóm được mở rộng.

 


               Một góc sân trường MN Nà Mèo hôm nay

Với địa hình đồi núi khá phức tạp, đất đai của xã bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi cao làm cho khu vực sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã không tập trung; giao thông đi lại khó khăn, hệ thống thủy lợi phức tạp; diện tích đất nông nghiệp, khu dân cư và chuyên dùng bị hạn chế bởi đất đồi núi nhiều.

Nà Mèo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tính theo lượng mưa một năm chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm là 22,50C. Nguồn nước mặt của xã được hình thành bởi hệ thống các khe suối, ngoài ra còn có các nhánh suối nhỏ và kênh mương cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân, nguồn nước ngần bị hạn chế do địa hình ở trên cao.

 Là một xã miền núi nên đất là một nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế của Nà Mèo, đặc biệt là lâm nghiệp. Nhìn chung, đất đai của xã hình thành trên nền đất cổ và trẻ, phát triển trên các loại đã trầm tích biến chất. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.742,6 ha, trong đó, đất lâm nghiệp trên 2.000 ha, còn lại là các loại đất khác. Đặc điểm khí hậu, đất đai và nguồn nước của xã phù hợp với nhiều loại cây lương (lúa, ngô, khoai, sắn…); cây nguyên liệu (tre, luồng, keo, bạch đàn, nứa, giang…); cây ăn quả (nhãn, ổi, vải, na…) và các con vật nuôi chủ yếu: lợn, trâu, bò, gia cầm (gà, vịt, ngan…). Trên địa bàn xã Nà Mèo, đặc biệt là khu vực xóm Xăm Pà là khu rừng nguyên sinh, có nhiều lại cây gỗ quý, nhiều loại thuốc, động vật quý hiếm. Nhưng do khai thác rừng không hợp lý dẫn đến hệ sinh thái rừng thay đổi. Từ năm 1992 – 1994, thực hiện việc giao đất, giao rừng đến hộ gia đình và chính sách hỗ trợ kinh phí choa khoanh nuôi, bảo vệ và làm giàu rừng của Nhà nước với định hướng đúng đắn cùng với cơ chế, chính sách phù hợp của xã, đến năm 2003, diện tích rừng của xã là 1.601,75 ha.


Dưới triều Trần, địa bàn xã Nà Mèo thuộc vùng đất Mường Mai, lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Đến thời Lê, châu  Mai Châu được thành lập, địa bàn xã Nà Mèo thuộc châu Mai Châu, lộ Đà Giang, phủ Gia Hưng, xứ Hưng hóa. Dưới triều Nguyễn, địa bàn xã Nà Mèo thuộc tổng Thanh Mai, châu Mai Châu, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa. Năm 1886, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập, địa bàn xã Nà Mèo thuộc tổng Thanh Mai, châu Mai Châu, phủ chợ Bờ, tỉnh Mường Hòa Bình. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Mai Châu và Đà Bắc được hợp nhất thành châu Mai Đà, đến tháng 9/1956, huyện Mai Mai Đà được chia tách thành 2 huyện: Mai Châu và Đà Bắc

Ngày 09/8/1957, Ủy ban kháng chiến Liên khu III ra Quyết nghị số 459/QN-LK3 chia xã Mai Thượng thành 7 xã mới là: Đồng Bảng, Tòng Đậu, Thung Khe, Chiềng Sại, Nà Phòn, Nà Mèo và Chiềng Châu. Thực hiện Quyết nghị , xã Nà Mèo chính thức được thành lập, trực thuộc huyện Mai Châu. Tại thời điểm thành lập, xã Nà Mèo có 4 xóm: Xăm Pà, Nà Mèo, Nà Mo và Xô với dân số là 569 người dân. Đến nay dân số của xã là 351 hộ với 1.465 nhân khẩu, có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống (Thái, Mường, Kinh, Dao, Xinh Mun), trong đó dân tộc Thái chiếm 98,15%, còn lại là các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có lịch sử phát triển, đặc điểm sinh hoạt và truyền thống văn hóa riêng tạo nên sự đa dạng về văn hóa, các dân tộc luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để cùng xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Tổng kết qua các giai đoạn cách mạng khác nhau, xã có 268 thanh niên nhập ngũ(13 liệt sĩ, 14 thương binh). Đảng bộ và nhân dân xã Nà Mèo đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 37 Huân chương, 34 Huy chương kháng chiến các loại cùng nhiều bằng khen cho tập thể, cá nhân.

Xã Nà Mèo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH. Xã có nhiều trường đạt chuẩn Quốc gia. Năm 2015, Trạm y tế của xã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2015-2020. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được giữa ổn định. Chương trình xây dựng Nông thôn mới đang được triển khai mạnh mẽ.

 

            PV(tổng hợp)

 

 

Các tin khác


Bao La, vùng đất cổ "Mường Mai" nhiều khởi sắc

(HBĐT)- Bao La là xã miền núi, nằm ở phía Tây huyện Mai Châu, cách thị trấn Mai Châu 26 km, với địa giới hành chính: phía Bắc giáp các xã Pà Cò, Tân Sơn; phía Đông giáp xã Nà Mèo; phía Nam giáp xã Xăm Khòe; phía Tây giáp xã Piềng Vế.

Cun Pheo-vượt khó nơi miền xa

(HBĐT)- Cun Pheo là một xã miền núi, có địa hình tương đối phức tạp nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 31 km. Phía Bắc giáp xã Hang Kia; phía Đông Bắc giáp xã Pà Cò; phía Đông giáp xã Piềng Vế; phía Đông Nam giáp xã Thanh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; phía Tây giáp xã Xuân Nha của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Vạn Mai, có nhiều tiềm năng trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Vạn Mai là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Mai Châu 15km về phía Đông Nam. Xã có quốc lộ 15 chạy qua, đây là trục đường chiến lược quan trọng nối liền giữa các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa lên Tây Bắc và sang biên giới Việt – Lào. Phía Bắc giáp xã Mai Hạ, phía Đông giáp xã Pù Bin, phía Tây giáp xã Mai Hịch, phía Nam giáp xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Đồng Bảng, phát huy lợi thế trong phát triển bên Quốc lộ 6

(HBĐT)-Đồng Bảng là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 8 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp xã Phúc Sạn; phía Đông giáp 2 xã: Ba Khan và Tân Mai; phía Nam giáp 2 xã: Nà Mèo và Tòng Đậu; phía Tây giáp các xã: Tân Sơn và xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trên địa bàn xã có quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Đây là điều kện thuận lợi cho xã Đồng Bảng phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện cũng như các tỉnh khác.

Xã Tân Sơn đang dần khẳng định mình trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Tân Sơn là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 18 km về hướng Tây Bắc. Phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Đông giáp 2 xã: Đồng Bảng và Nà Mèo; phía Nam giáp xã Bao La; phía Tây giáp xã Pà Cò.

Xã Phúc Sạn khắc phục khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT)-Phúc Sạn là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 13 km. Phía Đông và phía Bắc giáp xã Tân Mai, phía Nam giáp xã Đồng Bảng, phía Tây và phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi cao và các thung lũng đan xen. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục