(HBĐT)- Xã Thung Khe là một xã vùng cao của Huyện Mai Châu nằm dọc theo trục đường Quốc lộ 6 hơn 2km, cách trung tâm Huyện 19km về hướng Đông, có diện tích tự nhiên 1.846,77ha. Trong đó: diện tích đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất chiếm 85%, đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm là 156,7 ha, đất phi nông nghiệp là 41 ha, đất chưa sử dụng là 90 ha.

   

Thung Khe cũng đã được một số doanh nghiệp lựa chọn để đầu tư phát triển cây dược liệu và du lịch

 

 Xã có địa giới hành chính: Phía Đông nam giáp với xã Quyết Chiến huyện Tân Lạc và xã Noong Luông huyện Mai Châu; Phía đông Bắc giáp với xã Phú Cường huyện Tân Lạc; phía Tây giáp với Thị trấn Mai Châu; phía Bắc giáp với xã Tòng Đậu huyện Mai Châu - Hòa Bình. Về khí hậu, Tòng Đậu thuộc vùng khi hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Mùa đông thường xảy ra hiện tượng sương muối.

Dưới triều Trần, địa bàn xã Thung Khe thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Đến thời Lê, châu  Mai Châu được thành lập, địa bàn xã Thung Khe thuộc châu Mai Châu, lộ Đà Giang, phủ gia Hưng, xứ Hưng hóa. Dưới triều Nguyễn, địa bàn xã Thung Khe thuộc tổng Thanh Mai, châu Mai Châu, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa. Năm 1886, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập, địa bàn xã Thung Khe thuộc tổng Thanh Mai, châu Mai Châu, phủ chợ Bờ, tỉnh Mường Hòa Bình. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Mai Châu và Đà Bắc được hợp nhất thành châu Mai Đà, đến tháng 9/1956, huyện Mai Mai Đà được chia tách thành 2 huyện: Mai Châu và Đà Bắc. Ngày 09/8/1957, Ủy ban kháng chiến Liên khu III ra Quyết nghị số 459 chia xã Mai Thượng thành 7 xã mới là: Đồng Bảng, Tòng Đậu, Thung Khe, Chiềng Sại, Nà Phòn, Nà Mèo và Chiềng Châu, thực hiện quyết nghị Xã Thung Khe chính thức được thành lập.

Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Thung Khê có 97 thanh niên nhập ngũ(xã có 09 liệt sĩ, 02 thương binh, 13 dân công hỏa tuyến). Ghi nhận những đóng góp to lớm đó, Thung Khe đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 40 Huân, Huy chương kháng chiến, cùng nhiều khen thưởng khác.

Đến nay xã Thung Khe có 601 khẩu được chia thành 04 xóm: Hoàng Tiến, Nước Đẹt, Thung Ẳng, Thung Khe với 03 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là: Thái, Mường, Kinh ( Dân tộc Thái chiếm 72%, còn lại là các dân tộc khác). Nét bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây được giữ vững.  

Đời sống KT-XH của xã từng bước được cải thiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã luôn được giữ vững và ổn định. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể không ngừng được củng cố. Sau nhiều năm phấn đấu, hiện nay, xã đã đạt khá nhiều tiêu chí chương trình mục tiêu Quốc gia, xây dựng nông thôn mới.

 

                                           PV(Tổng hợp)

Các tin khác


Bao La, vùng đất cổ "Mường Mai" nhiều khởi sắc

(HBĐT)- Bao La là xã miền núi, nằm ở phía Tây huyện Mai Châu, cách thị trấn Mai Châu 26 km, với địa giới hành chính: phía Bắc giáp các xã Pà Cò, Tân Sơn; phía Đông giáp xã Nà Mèo; phía Nam giáp xã Xăm Khòe; phía Tây giáp xã Piềng Vế.

Cun Pheo-vượt khó nơi miền xa

(HBĐT)- Cun Pheo là một xã miền núi, có địa hình tương đối phức tạp nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 31 km. Phía Bắc giáp xã Hang Kia; phía Đông Bắc giáp xã Pà Cò; phía Đông giáp xã Piềng Vế; phía Đông Nam giáp xã Thanh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; phía Tây giáp xã Xuân Nha của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Vạn Mai, có nhiều tiềm năng trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Vạn Mai là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Mai Châu 15km về phía Đông Nam. Xã có quốc lộ 15 chạy qua, đây là trục đường chiến lược quan trọng nối liền giữa các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa lên Tây Bắc và sang biên giới Việt – Lào. Phía Bắc giáp xã Mai Hạ, phía Đông giáp xã Pù Bin, phía Tây giáp xã Mai Hịch, phía Nam giáp xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Đồng Bảng, phát huy lợi thế trong phát triển bên Quốc lộ 6

(HBĐT)-Đồng Bảng là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 8 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp xã Phúc Sạn; phía Đông giáp 2 xã: Ba Khan và Tân Mai; phía Nam giáp 2 xã: Nà Mèo và Tòng Đậu; phía Tây giáp các xã: Tân Sơn và xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trên địa bàn xã có quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Đây là điều kện thuận lợi cho xã Đồng Bảng phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện cũng như các tỉnh khác.

Xã Tân Sơn đang dần khẳng định mình trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Tân Sơn là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 18 km về hướng Tây Bắc. Phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Đông giáp 2 xã: Đồng Bảng và Nà Mèo; phía Nam giáp xã Bao La; phía Tây giáp xã Pà Cò.

Xã Phúc Sạn khắc phục khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT)-Phúc Sạn là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 13 km. Phía Đông và phía Bắc giáp xã Tân Mai, phía Nam giáp xã Đồng Bảng, phía Tây và phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi cao và các thung lũng đan xen. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục