(HBĐT)- Tân Mai là một xã vùng lòng hồ sông Đà, thuộc huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 34 km về phía Bắc. Phía Đông giáp xã Tiền Phong (huyện Đà Bắc); phía Tây giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Nam giáp xã Phúc Sạn và xã Ba Khan; phía Bắc giáp xã Tân Dân. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.475,69 ha, trong đó đất nông nghiệp là 2.661,74 ha (chiếm 76%0, đất phi nông nghiệp là 711,57 ha (chiếm 20%) và 102,38 ha các loại đất khác (chiếm 2%).


 

       Nghề nuôi trồng thủy sản đã góp phần đem lại nguồn thu, cải thiện cuộc sống người dân

Tân Mai trước kia có nhiều thuận lợi cả về giao thông thủy, bộ. Xã nằm kề bên con sông Đà hùng vĩ. Trước khi giao thông đường bộ phát triển, sông Đà là con đường chính giúp thông thương giữa vùng Tâu Bắc và vùng châu thổ sông Hồng. Xã có quốc lộ 6 (cũ) chạy qua, đồng thời thị trấn Suối Rút (huyện lỵ Mai Châu, có thời gian là trung tâm của huyện Mai Đà) nằm ở khu vực tủng tâm xã, những điệu kiện đó giúp cho hoạt động giao thông, giao thương khá sôi động. Tuy nhiên, sau khi tích nước hồ Thủy điện Hòa Bình, nhân dân phải di chuyển lên cao, tuyến đường 6 cũ bị ngập sâu trong sâu, tuyến đường 6 mới không chạy qua địa bàn. Đồng thời, thị trấn Suối Rút nằm ở vùng ngập nước hồ thủy điện nên huyện lỵ được chuyển về khu vực phố Vãng – thị trấn Mai Châu, hiện nay cách Tân Mai 60 km. Các yếu tố đó làm cho kinh tế - xã hôi, giao thông của xã một thời gian gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn xã có bước phát triển, xã có tỉnh lộ 432 chạy qua nối xã với quốc lộ 6, cùng hệ thống tuyến đường liên xã, xóm được nâng cấp.

Xã Tân Mai có độ cao 800 – 900 m so với mặt nước biển, địa hình khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi cao và các thung lũng đan xen. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích và chủ yếu được sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp. Địa hình thung lũng tương đối bằng phẳng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Xã nằm trong vùng khía hậu á nhiệt đới nhưng do yếu tố địa hình nên mang đặc điểm riêng của vùng núi cao. Độ ẩm trung bình đạt 82%, nhiệt độ bình quân 22,50C, lượng mưa trung bình năm  từ 2.000 – 2.300 mm, chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Tân Mai có diện tích rừng khá lớn với 2.473,76 ha, trong đó rừng sản xuất 1.470,12 ha, rừng phòng hộ là 1.047,03 ha.

Tân Mai là xã được hình thành lâu đời, gắn liền với dòng chảy lịch sử của huyện Mai Châu. Thời Lê, châu Mai Châu chính thức được thành lập gồm 3 động thuộc lộ Đà Giang, phủ Gia Hưng, xứ Hưng Hóa, xã Tân Mai thuộc châu Mai Châu. Năm 1886, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập và chia thành 4 phủ, xã Tân Mai thuộc châu Mai Châu, phủ Chợ Bờ. Năm 1888, châu Mai Châu đổi tên thành Châu Mai, xã Tân Mai thuộc Châu Mai.


            Sự nghiệp GD&ĐT  xã Tân Mai từng bước tạo được sự chuyển biến đáng mừng

Tháng 10/1890, Châu Mai hợp nhất với châu Đà Bắc thành một nhưng do địa bàn quá rộng, thực dân Pháp quyết định tách thành 2 vùng riêng biệt. Đầu năm 1951, huyện Mai Châu và Đà Bắc sáp nhập thành liên huyện Mai Đà. Liên xã Mai Châu chính thức được thành lập với 5 xã: Tân Mai, Mai Thượng, Bao La, Pù Bin và Mai Hạ. Sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, huyện Mai Đà tách thành 2 huyện: Mai Châu và Đà Bắc; xã Tân Mai thuộc huyện Mai Châu. Ngày 17/11/1958, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 441-NV, chia xã Tân Mai thành 3 xã: Phúc Sạn, Tân Mai và Ba Khan. Tại thời điểm chia tách, xã Tân Mai có diện tích 3.700 ha, dân số có gần 500 hộ với 1.500 người sinh sống tại các xóm: Đoi, Khoang, Nánh, Thầm Nhân, Mó Rút, Suối Lốn.

Đồng hành cùng với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xã có 105 thanh niên nhập ngũ(xã có 06 liệt sĩ, 05 thương binh và 01 mẹ được phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tân Mai đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 16 Huân, Huy chương các loại, cùng 32 bằng khen, giấy khen.

Tính đến năm 2017, xã Tân Mai có 358 hộ với 1.318 khẩu sinh sống tại 7 xóm: Đoi, Khoang, Nánh, Thầm Nhân, Mó Rút, Suối Lốn, Nà Bó; gồm 4 dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 50%, dân tộc Dao chiếm trên 40%, còn lại là dân tộc Kinh và dân tộc Thái. Trong công cuộc xây dựng và phát triển hôm nay, Tân Mai đã có nhiều nỗ lực, khắc phục khó khăn, phát triển KT-XH, giữa vững AN-QP. Xã hiện có hệ thống trường lớp khá quy củ(MN, TH, THCS); sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân được quan tâm nhiều hơn. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai mạnh mẽ và thu được kết quả thiết thực. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị luôn được củng cố, không ngừng nâng cao chất lượng. Nhiều năm liền, Đảng bộ đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Hiện nay, Tân Mai đang dồn sức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đã đạt được khá nhiều tiêu chí quan trọng./.

 

                 PV(tổng hợp)

 

Các tin khác


Bao La, vùng đất cổ "Mường Mai" nhiều khởi sắc

(HBĐT)- Bao La là xã miền núi, nằm ở phía Tây huyện Mai Châu, cách thị trấn Mai Châu 26 km, với địa giới hành chính: phía Bắc giáp các xã Pà Cò, Tân Sơn; phía Đông giáp xã Nà Mèo; phía Nam giáp xã Xăm Khòe; phía Tây giáp xã Piềng Vế.

Cun Pheo-vượt khó nơi miền xa

(HBĐT)- Cun Pheo là một xã miền núi, có địa hình tương đối phức tạp nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 31 km. Phía Bắc giáp xã Hang Kia; phía Đông Bắc giáp xã Pà Cò; phía Đông giáp xã Piềng Vế; phía Đông Nam giáp xã Thanh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; phía Tây giáp xã Xuân Nha của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Vạn Mai, có nhiều tiềm năng trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Vạn Mai là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Mai Châu 15km về phía Đông Nam. Xã có quốc lộ 15 chạy qua, đây là trục đường chiến lược quan trọng nối liền giữa các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa lên Tây Bắc và sang biên giới Việt – Lào. Phía Bắc giáp xã Mai Hạ, phía Đông giáp xã Pù Bin, phía Tây giáp xã Mai Hịch, phía Nam giáp xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Đồng Bảng, phát huy lợi thế trong phát triển bên Quốc lộ 6

(HBĐT)-Đồng Bảng là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 8 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp xã Phúc Sạn; phía Đông giáp 2 xã: Ba Khan và Tân Mai; phía Nam giáp 2 xã: Nà Mèo và Tòng Đậu; phía Tây giáp các xã: Tân Sơn và xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trên địa bàn xã có quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Đây là điều kện thuận lợi cho xã Đồng Bảng phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện cũng như các tỉnh khác.

Xã Tân Sơn đang dần khẳng định mình trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Tân Sơn là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 18 km về hướng Tây Bắc. Phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Đông giáp 2 xã: Đồng Bảng và Nà Mèo; phía Nam giáp xã Bao La; phía Tây giáp xã Pà Cò.

Xã Phúc Sạn khắc phục khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT)-Phúc Sạn là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 13 km. Phía Đông và phía Bắc giáp xã Tân Mai, phía Nam giáp xã Đồng Bảng, phía Tây và phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi cao và các thung lũng đan xen. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục