Thầy Mo được coi là người “giữ lửa” cho dân tộc Mường. Trong ảnh: Thầy Mo Bùi Văn Minh, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) làm lễ vía kéo si (mụ thố) cầu sức khỏe.
                                                                        ảnh: P.V

Thầy Mo được coi là người “giữ lửa” cho dân tộc Mường. Trong ảnh: Thầy Mo Bùi Văn Minh, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) làm lễ vía kéo si (mụ thố) cầu sức khỏe. ảnh: P.V

(HBĐT) - Ngày 19/1/2016, Bộ VH-TT&DL có Quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, tỉnh ta có 2 di sản được đưa vào danh mục là nghệ thuật chiêng Mường và Mo Mường. Để bạn đọc hiểu biết nhiều hơn về Mo Mường, Báo Hòa Bình xin giới thiệu những nét cơ bản nhất của những áng Mo và việc bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường.

 

Bài 1:  Mo Mường và chủ thể của những áng Mo

 

Trong tiếng Mường, từ mo, theo nghĩa động từ có nghĩa là xướng lên theo những làn điệu nhất định những bài cúng, những khúc mo nhòm (tả cảnh), những “cát” mo (một trường đoạn) kể trong các nghi lễ phục vụ đời sống của từng gia đình và cộng đồng. Về mặt danh từ là để chỉ những người làm nghề mo (ông Mo) và những bài mo, những áng mo. Người làm nghề mo được dân gian gọi là ông Mo và Trượng. Tuy nhiên, có sự phân biệt giữa người mới làm mo và những người có dòng dõi làm mo. Những người có dòng dõi làm mo được dân chúng coi trọng hơn và gọi là “mo có nổ”. Những người đã từng làm mo của nhà ông Mo được gọi chung là “nổ”. ở các vùng Mường trong tỉnh hiện nay có 5 làn điệu mo được dân gian đặt tên: “òứ hoi”, “Dà dê”, “Hâm mo”, “Dà đôông và Hệu kệu”. Những làn điệu mo này về mặt âm nhạc có giai điệu khác nhau. Cách gọi tên như vậy vì đó là đặc điểm dễ phân biệt giữa các điệu mo, là câu hô xướng đầu tiên của các điệu mo. Về loại hình, mo Mường là ngữ văn dân gian được diễn xướng trong môi trường nghi lễ, trong đó bao hàm: Truyền thống dân gian, tri thức dân gian và âm nhạc dân gian. Chủ thể văn hóa của Mo Mường là cộng đồng người Mường sinh sống ở 11 huyện, thành phố trong tỉnh.

 

Trong thiết chế xã hội cổ truyền của dân tộc Mường, mỗi xóm, bản đều có những người được coi là thủ lĩnh tinh thần và rất am hiểu phong tục, tập quán truyền thống dân tộc gắn với nghi lễ trong cuộc sống. Đó chính là ông Mo được ví như những người “giữ lửa” cho dân tộc Mường. Vì trên thực tế, ông Mo là người có uy tín, am hiểu phong tục, luật lệ của bản Mường nên được người dân coi trọng, tin tưởng và thường tới xin ý kiến về những việc cần phải khuyên nhủ, phân xử trong cuộc sống thường ngày. Theo số liệu kết quả của cuộc kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh năm 2012, toàn tỉnh có 284 nghệ nhân Mo Mường còn thường xuyên thực hành di sản văn hóa Mo Mường. Trong những năm gần đây, tỉnh ta đã dành nhiều sự quan tâm cho những người “giữ lửa” cho dân tộc Mường. Tiêu biểu, năm 2014, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã biểu dương 100 nghệ nhân Mo Mường. Năm 2015, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã tôn vinh 20 nghệ nhân Mo Mường có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản văn hóa Mo Mường. Có 3 nghệ nhân Mo Mường được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú năm 2015 gồm: ông Bùi Văn Nợi, sinh năm 1954 ở phố Lồ, xã Phong Phú; Bùi Văn Lựng, sinh năm 1957 ở xóm Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) và ông Bùi Văn Minh, sinh năm 1970 ở xóm Mận, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn).

 

Có thể thấy, vai trò của ông Mo gắn liền với vòng đời của con người. Từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời, ông Mo cầu cho trẻ hay ăn, chóng lớn. Khi đau yếu, lạc vía, mo làm vía mụ sao cho trẻ được khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh. Tuổi trưởng thành, khi đau yếu, mo làm vía giải hạn, trừ tà ma. Vai trò của ông Mo còn thể hiện qua đám cưới, trong lễ cúng gia tiên hai họ đến đón dâu hay lễ mừng nhà mới, lễ mát nhà, cầu sức khỏe, bình an. Đến tuổi già sức cạn, Mo làm lễ kéo si mong cho sức khỏe, minh mẫn, sống lâu cho con cháu được nhờ. Khi nhắm mắt xuôi tay về với Mường Trời, ông Mo đóng vai trò là đại diện cho người chết tiễn hồn ma sang thế giới bên kia. Trong thời kỳ kháng chiến, ông Mo đã đứng lên tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh chống đế quốc xâm lược. Trong công cuộc xây dựng quê hương thời kỳ đổi mới, những ông Mo có vai trò vận động nhân dân hưởng ứng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC”, chống lại các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội. Ngày nay, vai trò của ông Mo ngày càng thể hiện rõ nét hơn qua các lễ hội cộng đồng như: lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ hội đánh cá (Tân Lạc), lễ hội đình Cổi, lễ hội đu Vôi, lễ hội hang Khụ Dúng (Lạc Sơn) đến các ngày lễ lớn của tỉnh như: Ngày hội văn hóa dân tộc Mường Hòa Bình; lễ kỷ niệm ngày thành lập tỉnh; Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc Tây Bắc...

 

                                                                

                                                                            Hương Lan

 

Bài 2: Quá trình ra đời, tồn tại và hình thức biểu hiện của Mo Mường

 

 

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục