(HBĐT) - Kỳ Sơn cũng là vùng đất cổ được hình thành khá sớm của tỉnh. Nhiều năm qua, đồng bào các dân tộc Mường, Kinh, Dao huyện Kỳ Sơn đã chung sức xây dựng huyện ngày một phát triển toàn diện. Trước tháng 12/2001, vùng đất Kỳ Sơn rộng lớn, trù phú bao gồm các xã thuộc huyện Cao Phong hiện nay; nơi được biết đến là “thủ phủ” của cây mía tím, cây có múi cùng nét bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Hiện nay, huyện Kỳ Sơn có 10 xã, thị trấn gồm: thị trấn Kỳ Sơn, Dân Hạ, Dân Hòa, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Phúc Tiến, Mông Hóa, Độc Lập và Yên Quang.

 

Kỳ Sơn nằm ở vùng giữa của tỉnh, có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300 m; có địa hình đồi núi thấp, ít núi cao nhưng có độ dốc lớn. Huyện Kỳ Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Huyện có nguồn tài nguyên nước dồi dào với 20 km sông Đà chạy qua các xã  Hợp Thành, Hợp Thịnh, Dân Hạ, thị trấn Kỳ Sơn…, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn còn có nhiều con suối lớn nhỏ có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Huyện có nhiều thuận lợi trong phát triển KT- XH khi có đường giao thông chạy qua như quốc lộ 6, tỉnh lộ 446, đường Hòa Lạc - Hòa Bình… Huyện Kỳ Sơn có cảnh quan môi trường với nhiều núi đá, hang động, hồ nước, rừng với nhiều danh thắng đẹp có thể phát triển du lịch như hồ Ngọc, hồ Đầm Bài, động Can (xã Độc Lập), khu du lịch sinh thái thác Thăng Thiên… cùng các xóm, bản của đồng bào Mường, Dao giàu bản sắc.

  Hiện nay, 15/27 trường trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã đạt chuẩn quốc gia. Đây cũng là huyện có tỷ lệ trường đạt chuẩn cao trong tỉnh. Ảnh chụp tại trường mầm non Hoa Hồng (thị trấn Kỳ Sơn).

Trong lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển, huyện Kỳ Sơn luôn hòa mình vào truyền thống lịch sử, văn hóa của tỉnh. Những năm nước nhà chìm đắm trong ách thực dân, phong kiến, người dân Kỳ Sơn luôn một lòng hướng tới cách mạng, tới Bác Hồ. Huyện Kỳ Sơn có những đóng góp đáng kể vào cách mạng Tháng Tám thành công (năm 1945). Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, huyện Kỳ Sơn đã có những đóng góp rất đáng ghi nhận. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân Kỳ Sơn đã đóng góp 58 tấn gạo, trâu, bò cùng thuyền phà phục vụ chiến dịch; 9.000 dân công liên tục vận chuyển lương thực, vũ khí, sửa chữa đường… góp phần làm nên thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng nghìn người con huyện Kỳ Sơn tiếp bước cha anh ra tiền tuyến (bộ đội, thanh niên xung phong…). Trong giai đoạn đấu tranh chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, lực lượng vũ trang huyện đã lập nhiều chiến công xuất sắc. Quân và dân huyện Kỳ Sơn đã tham gia 107 trận và lập nhiều chiến công xuất sắc… Huyện Kỳ Sơn và các xã Mông Hóa, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Dân Hạ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Kỳ Sơn có 14 mẹ được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng…

Suốt hàng chục năm qua, từ thời Hà Sơn Bình hay từ khi tái lập tỉnh đến nay (1991), mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào các dân tộc Mường, Kinh, Dao…trên địa bàn huyện tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả khả quan trong phát triển KT-XH. Huyện đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; nhiều điển hình hay trong phong trào thi đua yêu nước ở hầu hết các lĩnh vực. Năm 2016, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra (14/15 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch). Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực. Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 27,13%; công nghiệp-xây dựng chiếm 38,19%, dịch vụ chiếm 34,68%. Thu nhập bình quân đạt 40 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 37 tỷ đồng… Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể có chuyển biến tích cực. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được duy trì và phát triển. Huyện tiếp tục có các giải pháp nhằm giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn. Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,75%. Xã Hợp Thịnh và xã Mông Hóa được công nhận đạt chuẩn NTM. Tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ. Huyện có 15/27 trường đạt trường chuẩn quốc gia. 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. ANCT -ATXTH trên địa bàn tiếp tục được giữ vững.

Năm 2017, năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, huyện Kỳ Sơn tập trung sức mạnh tổng hợp phấn đấu đạt các mục tiêu đó là: Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của vùng động lực kinh tế. Tích cực áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM gắn bảo vệ tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường. Chú trọng  công tác xóa đói, giảm nghèo; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn. Giữ gìn phát huy tốt nét bản sắc văn hóa dân tộc. Chung sức, chung lòng xây dựng huyện Kỳ Sơn ngày càng phát triển.

(Còn nữa)

                                                                      Bùi Văn (TH)

Bài:  Cao Phong - Mường Thàng, trù phú một miền quê giàu bản sắc

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục