(HBĐT) - Thông qua việc xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh cho thu nhập cao, Đội Lâm trường Tu Lý (trực thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình) đã định hướng và giúp người dân vùng cao Đà Bắc chuyển biến nhận thức trong phát triển kinh tế từ rừng.


Cán bộ Đội lâm trường Tu Lý (Đà Bắc) hướng dẫn người dân thực hiện mô hình thâm canh rừng.

Năm 2019 là năm thứ hai Đội Lâm trường Tu Lý triển khai thử nghiệm mô hình trồng bạch đàn mô. Nguồn giống nuôi cấy mô được sản xuất ngay tại Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình, có đặc điểm sinh trưởng và phát triển nhanh, chiều cao bình quân mỗi năm tăng bình quân 2,5 - 3m, khả năng chịu hạn, chịu rét, chống đổ tốt. Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc cũng đã thử nghiệm mô hình, thời gian từ trồng cho đến thu hoạch là 7 - 8 năm, đường kính bình quân đạt 16 cm, thu nhập bình quân đạt 120 - 150 triệu đồng/ha, cao gấp 2,5 - 3 lần so với trồng các giống thông thường. Đội đã đưa vào trồng trên diện tích khoảng 10 ha, hình thức sản xuất liên kết giữa Đội và các nhóm hộ.

Việc triển khai các mô hình trồng rừng trong nhiều năm qua cũng được lựa chọn thực hiện theo hướng liên kết. Đội có 6 cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất, làm nhiệm vụ quản lý và tổ chức thi công. Phía Đội cung cấp nguồn giống, vật tư, giám sát kỹ thuật. Thực hiện trồng, chăm sóc là người lao động địa phương được Đội trả lương thời vụ với mức chi trả 180.000- 200.000 đồng/ngày công. Hàng năm, Đội luôn đảm bảo thực hiện đúng và vượt kế hoạch trồng rừng được huyện phân bổ chỉ tiêu (từ 70 - 100 ha rừng/năm), mỗi năm tạo việc làm cho khoảng 8.500 lượt lao động.

Theo đồng chí Trịnh Văn Kiên, Đội trưởng Đội Lâm nghiệp Tu Lý, kể từ khi thành lập cho đến nay, Đội đã tập trung xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh, qua đó, định hướng cho người dân áp dụng thực hành thâm canh trong sản xuất. Với đặc điểm điều kiện kinh tế, thu nhập của nhân dân địa phương, mô hình được Đội lựa chọn là trồng rừng gỗ nhỏ, chù kỳ sản xuất 7 - 8 năm thay vì mô hình trồng rừng gỗ lớn có chu kỳ kéo dài trên 10 năm. Các loại giống thâm canh là cây bạch đàn cao sản và keo tai tượng nguồn gốc nước ngoài. Về đầu tư chi phí ở năm đầu vào khoảng 25 triệu đồng/ha, năm thứ 2 khoảng 9 triệu đồng/ha, năm thứ ba khoảng 4,5 triệu đồng/ha. Ở những năm sau gần như không phát sinh chi phí mà chỉ phải bỏ công bảo vệ. Hạch toán sau chu kỳ 7 năm cho khai thác đạt thu nhập bình quân 85 triệu đồng/ha. So sánh mô hình trồng rừng thâm canh với các giống rừng trồng sản xuất trong dân như bồ đề, trẩu, keo lai thì thu nhập mang lại cho người dân cao hơn 1,7 - 1,8 lần.

Tháng 5 là tháng cao điểm trồng rừng. Thực hiện các liên kết với nhóm hộ, Đội Lâm trường Tu Lý tích cực chuẩn bị hiện trường sản xuất, phát dọn, cuốc hố, bỏ phân. Theo kế hoạch trồng rừng được giao của năm là 100 ha, Đội phấn đấu hoàn thành mục tiêu trước tháng 8/2019. Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó phòng NN & PTNT huyện cho rằng: Mô hình lâm nghiệp trồng cây gỗ nhỏ được Đội Lâm trường Tu Lý triển khai từ nhiều năm nay đã định hướng cơ bản về tư duy, nhận thức và chuyển biến về phương thức trồng rừng kinh tế của người dân. Đặc biệt là mô hình thử nghiệm trồng bạch đàn cao sản giống nuôi cấy mô đang được người trồng rừng quan tâm. Trong tổng diện tích trồng rừng mới hàng năm của huyện từ 800 ha trở lên/năm, Đội Lâm trường Tu Lý luôn đảm bảo diện tích trồng mới 100 ha được giao theo kế hoạch, góp phần phát triển và duy trì độ che phủ rừng của huyện đạt 61%.

 Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục