(HBĐT) - Trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tuy nhiên, Agribank Hòa Bình không ngừng nỗ lực triển khai có hiệu quả nhiều chương trình tín dụng. Trong đó, tăng cường huy động tiền gửi trong dân cư nhằm hỗ trợ đắc lực về nguồn vốn hoạt động đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân, kịp thời tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD), góp phần phát triển KT-XH của tỉnh.


Agribank Hòa Bình hỗ trợ đắc lực cho người dân xã Hiền Lương (Đà Bắc) vay vốn phát triển nuôi cá lồng.

Tăng cường huy động tiền gửi, đáp ứng nhu cầu vay vốn

Theo đồng chí Phạm Kiên Cường, Giám đốc Agribank Hòa Bình, trong 6 tháng đầu năm nay, tổng nguồn vốn huy động tại địa phương của đơn vị đạt 7.853 tỷ đồng, tăng 582 tỷ đồng (tăng 8%) so với thời điểm 31/12/2019. Trong đó, nguồn vốn kế hoạch giao đạt 7.843 tỷ đồng, tăng 588 tỷ đồng (tăng 8,1%) so với thời điểm 31/12/2019, đạt 96,9% kế hoạch năm 2020. 

Phân theo đối tượng, tiền gửi dân cư đạt 7.393 tỷ đồng, chiếm 94,3%, tăng 784 tỷ đồng (tăng 11,8%) so với đầu năm; tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 450 tỷ đồng, chiếm 5,7%, giảm 199 tỷ đồng so với đầu năm. Tổng dư nợ tính đến ngày 30/6/2020 của Agribank Hòa Bình đạt 10.440 tỷ đồng, giảm khoảng 0,4% so với số dư nợ đầu năm, đạt 98,8% kế hoạch quý và đạt 93,1% kế hoạch năm 2020. 

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank Hòa Bình vẫn là ngân hàng chủ lực hỗ trợ đắc lực cho các cá nhân, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, với doanh số cho vay đạt 8.649 tỷ đồng, chiếm 82,8% tổng dư nợ. Đáng chú ý, số cho vay đối với khách hàng cá nhân đạt 7.808 tỷ đồng, chiếm 74,8%/tổng dư nợ, giảm 1,1% so với thời điểm 31/12/2019. Tính đến nay, Agribank Hòa Bình đã cho vay đến 62.496 khách hàng trên toàn tỉnh, trong đó, cho vay thấu chi 398 tỷ đồng, với 8.527 khách hàng, chiếm 5%/dư nợ khách hàng cá nhân.

Kịp thời chia sẻ với khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Từ đầu năm đến nay, nhằm hỗ trợ khách hàng khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Agribank Hòa Bình đã chủ động cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn, giảm lãi tiền vay; khoanh nợ, cho vay mới nhằm duy trì và ổn định SXKD. Sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng vượt qua thời điểm khó khăn nhất, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương. 

Qua thống kê, số khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được hỗ trợ của Agribank Hòa Bình là 918 khách hàng, với số tiền vay trên 271 tỷ đồng.

Theo đó, đã có 895 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được cơ cấu nợ với số tiền gần 190 tỷ đồng; 14 khách hàng được miễn giảm lãi suất với số tiền 44 triệu đồng, gồm: Chi nhánh Kỳ Sơn 4 khách hàng, Chi nhánh Tân Lạc 3 khách hàng, Chi nhánh Lạc Thủy 1 khách hàng, Chi nhánh Cao Phong 2 khách hàng, Chi nhánh Sông Đà 1 khách hàng.

Ngoài ra, có 12 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được cho vay hỗ trợ lãi suất với số tiền 18,3 tỷ đồng, gồm Chi nhánh Kỳ Sơn 9 khách hàng, Chi nhánh Đà Bắc 3 khách hàng.    

Ưu tiên các chương trình vay vốn

Thực hiện cho vay đối với chương trình hỗ trợ lãi suất, Agribank Hòa Bình tiến hành cho vay theo Quyết định số 68/ 2013/QĐ-TTg về cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, tính đến ngày 30/6/2020 có 6 chi nhánh (Sông Đà, Tân Lạc, Yên Thủy, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Lạc Thủy) giải ngân tới 64 khách hàng, với dư nợ đạt gần 5 tỷ đồng. Gồm cho vay hỗ trợ nhà ở cá nhân và cho vay các chương trình hỗ trợ khác như cho vay nông nghiệp sạch, trồng rừng và chăn nuôi…

Bên cạnh đó, Agribank Hòa Bình còn cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình SXKD quy mô nhỏ với 33.848 khách hàng, dư nợ 2.856 tỷ đồng, tăng 822 khách hàng, dư nợ tăng 198 tỷ đồng so với thời điểm 31/ 12/2019.

Đối với cho vay phục vụ chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, 6 tháng đầu năm đạt 5.592 tỷ đồng, giảm 1,9% so với thời điểm 31/12/2019. 

Cũng theo đồng chí Phạm Kiên Cường, thời gian tới, Agribank Hòa Bình tiếp tục triển khai hàng loạt giải pháp để hoàn thành kế hoạch năm của đơn vị, phát huy các sản phẩm, dịch vụ, tập trung vốn tín dụng cho vay các lĩnh vực ưu tiên, đầu tư, hỗ trợ kịp thời vốn tín dụng để phát huy thế mạnh về SXKD, phát triển ngành nghề, thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp,  nông thôn trên địa bàn.  


Hồng Trung

Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục