(HBĐT) - Phát triển đa dạng các mô hình kinh tế; kết nối, tạo điều kiện cho hội viên nông dân vay vốn; tổ chức, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao KHKT; hỗ trợ cây, con giống... là những hoạt động thiết thực đã, đang được các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn triển khai hiệu quả. Qua đó, giúp nhiều hội viên nông dân tích cực sản xuất - kinh doanh (SX-KD), vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, nâng cao chất lượng, vị thế trên thị trường của nông sản địa phương.


Gia đình hội viên nông dân Lê Đức Minh, xóm Lam Sơn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) có thu nhập khá từ mô hình trồng trọt.

Cách đây hơn 15 năm, gia đình ông Lê Đức Minh, xóm Lam Sơn, xã Lâm Sơn bắt tay vào phát triển kinh tế gia đình bằng nghề trồng trọt. Vốn liếng eo hẹp, ít kiến thức về nông nghiệp nên thời gian đó vườn cây không đạt hiệu quả như mong muốn. Ông chia sẻ: Biết được gia đình muốn phát triển kinh tế từ cây ăn quả có múi nhưng không đủ kiến thức, vốn đầu tư, năm 2011, HND xã tạo điều kiện để tôi được tham gia các lớp chuyển giao KHKT, cán bộ xã đến tận vườn nhà hướng dẫn cách chăm sóc cây trồng hiệu quả. Cùng với đó, tôi được đi thăm quan các mô hình trồng trọt ở nhiều nơi, được vay vốn do HND nhận uỷ thác đầu tư cây giống, cải tạo vườn. Nhờ đó, gia đình đã vượt qua khó khăn, thu nhập từ mô hình trồng bưởi và sả ổn định dần từng năm, đến nay cho thu gần 100 triệu đồng/năm. Năm 2019, vườn cây của gia đình còn được huyện công nhận là vườn kiểu mẫu.

Ông Lê Đức Minh chỉ là một trong nhiều hội viên nông dân trở thành hộ có thu nhập khá từ các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trên địa bàn. Từ năm 2020 đến nay, HND huyện đã giúp đỡ 80 hộ hội viên, nông dân thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 2,3%.

Đồng chí Nguyễn Phùng Chinh, Chủ tịch HND huyện cho biết: Với những hiệu quả thiết thực, các hoạt động hỗ trợ nông dân ngày càng được hưởng ứng sâu rộng, trở thành một trong những nội dung quan trọng của hoạt động Hội. Các cấp HND huyện thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân; rà soát, nắm chắc số hộ nghèo, gia cảnh từng hộ, bám sát kế hoạch giảm nghèo của địa phương, từ đó có hướng hỗ trợ phù hợp nhất.

Để giúp hội viên nông dân có thêm kiến thức sản xuất áp dụng vào thực tiễn, Hội phối hợp tổ chức nhiều lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao KHKT. Năm 2020 và những tháng đầu năm nay, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức 10 lớp dạy nghề về nuôi ong, mây tre đan, may công nghiệp, gà thả vườn... với gần 400 học viên tham gia; phối hợp triển khai 57 lớp tập huấn KHKT chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng, vật nuôi, thu hút trên 2.850 lượt người tham gia; các cơ sở Hội tín chấp hỗ trợ 140 tấn phân bón trả chậm, hỗ trợ 15.000 cây giống, 30 con giống bò sinh sản và dê bách thảo...

Ngoài dạy nghề và chuyển giao KHKT, các cấp Hội tiếp tục nhận ủy thác của 3 ngân hàng: CSXH, NN&PTNT, Bưu điện Liên Việt cho hội viên vay vốn. Trong đó, tổng dư nợ Ngân hàng CSXH trên 73 tỷ đồng, thông qua 65 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), cho trên 2.400 hộ vay; Ngân hàng NN&PTNT tổng dự nợ trên 233,6 tỷ đồng, thông qua 105 tổ TK&VV, cho 2.883 hộ vay; Ngân hàng Bưu điện Liên Việt có 3/11 cơ sở Hội đã triển khai ký hợp đồng ủy thác, thành lập được 5 tổ TK&VV, tổng dư nợ 1,5 tỷ đồng với 24 hộ vay. Bên cạnh đó, từ việc vận động cán bộ, hội viên đóng góp cùng nguồn T.Ư Hội, Tỉnh hội uỷ thác trên 4,08 tỷ đồng, các cấp Hội đã giải ngân nguồn vốn gần 4 tỷ đồng cho 14 dự án của 114 hộ hội viên nông dân.

Với nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua SX-KD giỏi của huyện Lương Sơn. Ngày càng xuất hiện nhiều hộ kinh doanh quy mô lớn, có vốn kinh doanh hàng trăm triệu đồng, thu hút hàng chục lao động, thu nhập hàng năm từ 800 triệu - 1,2 tỷ đồng trở lên. Năm 2020, toàn huyện có 9.468 hộ nông dân đăng ký SX-KD giỏi, có 4.573 hộ đạt danh hiệu các cấp.


Thu Hằng


Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục