Sáng 12/8, giá vàng trong nước giảm 50 nghìn đồng/lượng so với cuối phiên hôm qua (11/8).


Sản phẩm vàng miếng bày bán tại Công ty vàng Bảo Tín Minh Châu, phố Hoàng Cầu, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Thời điểm 8 giờ 40 phút, Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 66,05 - 67,05 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) giảm 50 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,1 - 67,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm qua.

Giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức  66,2 - 67,22  triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm qua.

Trước đó, giá vàng thế giới giảm trong phiên 11/8 trước triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất ngay cả khi số liệu cho thấy nhiều dấu hiệu lạm phát đã chạm "đỉnh”.

Khoảng 0 giờ 41 phút sáng ngày 12/8 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.789,83 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,4% xuống 1.807,2 USD/ounce.

David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures cho biết, vàng đang giao dịch gần ngưỡng quan trọng 1.800 USD/ounce trong bối cảnh thị trường giảm kỳ vọng về việc tăng lãi suất, điều này cũng làm đồng USD giảm, bất chấp hầu hết bình luận từ Fed đều đánh tín hiệu sẽ có thêm đợt tăng lãi suất.

Nhà đầu tư đã bị bất ngờ với số liệu cho thấy giá sản xuất của Mỹ đột ngột sụt giảm trong tháng 7/2022 giữa lúc chi phí các sản phẩm năng lượng giảm, còn lạm phát dường như có xu hướng giảm.

Vàng, vốn không sinh lời, đã giảm nhẹ trong phiên 10/8 trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 7/2022 không tăng mạnh đã giảm bớt đồn đoán về các đợt tăng lãi suất từ Fed.

Tuy nhiên, tâm lý lạc quan đó đã giảm dần sau khi các nhà hoạch định chính sách của Fed lưu ý rằng họ sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi áp lực giá hoàn toàn được loại bỏ.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục