(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.


Dự án khu đô thị mới Trung Minh A triển khai trên địa bàn phường Trung Minh, TP Hoà Bình.

Dự án KĐTM Trung Minh A tại phường Trung Minh (TP Hòa Bình) do Công ty TNHH KĐTM Trung Minh làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch giai đoạn 1 đầu tư xây dựng 1.665 căn nhà ở liền kề, nhà ở biệt thự, tổng mức đầu tư khoảng 1.126 tỷ đồng; xây dựng một khu đô thị sinh thái đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, văn minh, hiện đại, từ đó góp phần chỉnh trang đô thị, phát huy tối đa thế mạnh về du lịch nghỉ dưỡng với các tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Dự án có tổng diện tích 83,5 ha, chủ yếu thu hồi đất (THĐ) nông nghiệp của các hộ tại tổ dân phố Trung, Miều, phường Trung Minh.

Về công tác GPMB, đến nay đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 281 hộ với diện tích khoảng 44,6 ha, tương đương 151,4 tỷ đồng. Hiện còn 58 hộ gia đình, cá nhân chưa nhận tiền bàn giao mặt bằng, diện tích khoảng 13 ha. Bên cạnh đó có 8 đơn vị kinh doanh vật liệu xây dựng cát, sỏi, đá dọc bờ sông Đà cần phải di chuyển.

Giữa năm 2022, với lý do đơn giá đền bù, hỗ trợ thấp, một số hộ dân đã ngăn cản thi công dự án. Chính quyền thành phố và địa phương đã tổ chức đối thoại với các hộ, tuy nhiên đến trung tuần tháng 8/2022, khi chủ đầu tư thi công, các hộ tiếp tục cản trở.

Dự án được chấp thuận nhà đầu tư năm 2019 và thông báo THĐ triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư năm 2020. Tại thời điểm triển khai thực hiện, các hộ gia đình, cá nhân chấp hành chủ trương THĐ, đồng thuận cao trong việc bồi thường, hỗ trợ, nhiều hộ đã nhận tiền từ chủ đầu tư và ký kết bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, do chưa có văn bản của Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi đất trồng lúa dự án, làm kéo dài thời gian công tác bồi thường, hỗ trợ để đợi đủ thủ tục. Đến khoảng tháng 7, 8/2022, giá đất ở nhiều nơi tại địa phương tăng cao (hiện tượng sốt đất), cộng với việc trên mạng xã hội có nhiều trang rao bán đất của chính dự án với giá cao; một số dự án thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại khu vực phường Thịnh Lang (TP Hoà Bình) giá cao; một số dự án nhà ở tự hỗ trợ chi trả tăng thêm, dẫn tới việc phản ứng từ phía người có đất thu hồi, yêu cầu chủ đầu tư bán có lãi phải chia sẻ lợi nhuận. Nhiều hộ gia đình, cá nhân giữ lại đất đã bàn giao mặt bằng, tập trung đông người, cản trở thi công tạo áp lực đòi chi trả thêm, gây khó khăn, phức tạp cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án.

Chủ tịch UBND phường Trung Minh Phạm Nhật Thăng Dũng cho biết: Giá đất tăng cao nên người dân có sự so sánh với các dự án trong khu vực thành phố nên bà con chưa đồng thuận, đề nghị chủ đầu tư chia sẻ lợi nhuận. Bà con cho rằng, Nhân dân bị thu hồi 100% đất nông nghiệp, với mức giá hỗ trợ đền bù so với thị trường hiện nay là thấp, trong khi chủ yếu là làm nghề sản xuất nông nghiệp, độ tuổi cao, nên đề nghị chủ dự án hỗ trợ an sinh thêm 325.000 đồng/m2 để bảo đảm cuộc sống sau khi bị THĐ.

UBND TP Hoà Bình và địa phương đã phối hợp chủ đầu tư tổ chức các buổi tiếp xúc, đối thoại, vận động, tuyên truyền giải quyết các kiến nghị, đề xuất của người dân theo quy định. Qua các buổi đối thoại, tuyên truyền, vận động, các hộ ủng hộ chủ trương của Nhà nước THĐ thực hiện dự án, chỉ đề nghị hỗ trợ thêm để bớt phần khó khăn do bị thu hồi hết đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, chuyển đổi nghề và ổn định đời sống gặp nhiều khó khăn.

Vừa qua, UBND TP Hoà Bình đã họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB dự án KĐTM Trung Minh A, đồng thời xem xét việc Công ty TNHH KĐTM Trung Minh đề xuất hỗ trợ an sinh xã hội nhằm giảm khó khăn, đảm bảo ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi. Đại diện chủ đầu tư dự án đề xuất mức hỗ trợ thêm là 100.000 đồng/m2 đất nông nghiệp. Các đại biểu dự họp tán thành với mức hỗ trợ nêu trên.

Mới đây nhất, tổ công tác của UBND tỉnh thực hiện dự án trọng điểm của tỉnh liên quan đến các dự án nhà ở thương mại đã tổ chức đối thoại với sự tham gia của khoảng 200 hộ dân. Trên cơ sở đó làm rõ một số nội dung, về cơ bản Nhân dân đồng thuận. Nhà đầu tư mong muốn được tạo điều kiện để triển khai dự án theo kế hoạch.


Lê Chung


Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục