Năm 2023, công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt được ngành NN&PTNT tập trung triển khai đồng bộ, chặt chẽ theo định hướng cơ cấu lại ngành trồng trọt, chuyển đổi diện tích sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, giống có năng suất thấp, chất lượng kém sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường; đẩy mạnh thu hút đầu tư, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; chủ động phòng, chống dịch bệnh trên các loại cây trồng.




Người dân xã Độc Lập (TP Hoà Bình) chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa bí xanh vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Các địa phương chủ động tổ chức sản xuất linh hoạt, thích ứng, thực hiện quản lý tốt vùng trồng và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Tiếp tục thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất, hình thành những vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh đạt 117,1 nghìn ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 0,9% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích cây ăn quả có múi đạt 10,24 nghìn ha (diện tích kinh doanh 9,17 nghìn ha), sản lượng niên vụ 2022 - 2023 ước đạt 21 vạn tấn. Đến nay, toàn tỉnh đã dồn điền, đổi thửa được 4.608 ha (năm 2023 ước thực hiện 200 ha); số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ giảm từ 37 - 50% tại các địa phương triển khai thực hiện (trung bình từ 7 - 11 thửa, cá biệt có những hộ 21 thửa giảm còn bình quân 2,4 - 3,7 thửa và mỗi xứ đồng còn 1 - 2 thửa/hộ sản xuất).

Cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi theo định hướng chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây có giá trị kinh tế cao như: bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột... Năm 2023, toàn tỉnh chuyển đổi khoảng 2.500 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác. 

Việc áp dụng cơ giới hóa trong làm đất lúa và cây màu được người dân quan tâm đầu tư, tỷ lệ cơ giới hóa đạt cao, trong đó đối với cây lúa trên 95%, cây màu trên 80%. Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch lúa tiếp tục tăng, đạt trên 60%. Biện pháp tưới chủ động tiên tiến, tiết kiệm nước (tưới phun, tưới nhỏ giọt) kết hợp bổ sung phân bón được phổ biến rộng rãi và tăng nhanh diện tích áp dụng tại các huyện: Yên Thủy, Lạc Thủy, Cao Phong, Kim Bôi, Lương Sơn... 

Triển khai thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Phòng NN&PTNT các huyện, thành phố hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở cấp được 58 mã số vùng trồng (có 33 mã số phục vụ xuất khẩu đi các thị trường: Trung Quốc, EU, New Zealand, Hoa Kỳ, Úc...). Năm 2023, phối hợp các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, các huyện, thành phố xuất khẩu được 150 tấn mía, 350 tấn chuối, 7 tấn cam, 13 tấn sả sang thị trường các nước: Trung Quốc, EU, Hàn Quốc...

Các chuỗi liên kết trong sản xuất trồng trọt ngày càng đa dạng và mở rộng quy mô như: Vùng nguyên liệu mía ăn tươi phục vụ xuất khẩu tại các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, quy mô năm 2023 từ 10 - 20 ha; liên kết xây dựng vùng nguyên liệu trồng ớt, chanh leo tại các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, quy mô 20 - 50 ha; chuỗi liên kết sản xuất - xuất khẩu bưởi đỏ tại huyện Tân Lạc, bưởi Diễn tại huyện Yên Thủy, Lương Sơn quy mô 10 - 50 ha/chuỗi; chuỗi sản xuất và tiêu thụ cây gai xanh tại các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Đà Bắc; liên kết sản xuất các loại rau họ bầu bí (bí xanh, dưa chuột, rau lấy quả khác) tại các huyện Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn... cho thu nhập bình quân từ 150 - 250 triệu đồng/ha/năm. Một số mô hình điển hình như: trồng nhãn tại huyện Kim Bôi thu nhập trên 250 triệu đồng/ha/năm; trồng mía thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm; gieo cấy giống lúa chất lượng cao J02 tại huyện Đà Bắc; chuỗi sản xuất dưa chuột xuất khẩu của Công ty TNHH Pacific, Công ty Hagimex... 

Năm 2024, ngành NN&PTNT tiếp tục phát triển trồng trọt theo hướng hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng gắn với bảo vệ môi trường. Tập trung phát triển những cây trồng có thế mạnh của từng địa phương, khai thác tối đa lợi thế về sản xuất trồng trọt. Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, thực hiện Đề án tái canh cây ăn quả có múi tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng bền vững cho các sản phẩm nông sản. Hỗ trợ xây dựng, cấp và quản lý mã số vùng trồng với các cây trồng chính, đặc biệt với những cây trồng có tiềm năng xuất khẩu...


V.H

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục