Ngày 5/8 (tức 25/6 âm lịch) được một loạt tên tuổi lớn như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bánh mứt kẹo Hà Nội (Hanobeco), Hải Hà Kotobuki chọn là ngày chính thức đưa mẻ bánh đầu tiên ra thị trường, khởi động mùa trung thu quyết liệt.

 

Giá tiếp tục tăng

Mô tả ảnh.
Giá bánh năm nay tăng trung bình 10% - Ảnh: N.N

 

Bánh trung thu của các hãng đã bắt đầu xuất hiện tại các cửa hàng, đại lý bánh kẹo lớn tại Hà Nội và TP.HCM, đáp ứng nhu cầu ăn thử và thờ cúng của người dân trong tháng Xá tội vong nhân ở miền Bắc và Lễ Vu Lan ở khu vực phía Nam.

 

Theo khảo sát, giá bánh của các hãng năm nay có mức tăng giá trung bình khoảng 10% với lý do giá một số loại nguyên phụ liệu sản xuất như đường, lạp xưởng... tăng. Trong đó tùy theo ưu thế, chiến lược cạnh tranh mà mỗi hãng có sự điều chỉnh linh hoạt, có loại giữ nguyên giá so với cùng kỳ năm ngoái, có loại giảm và một số loại được điều chỉnh tăng khá cao.

 

Đơn cử theo thông tin từ giới kinh doanh, loại bánh thấp nhất của Hữu Nghị năm ngoái là 22.000 đồng, nay đã tăng 10% lên mức 24.000 đồng; loại thập cẩm lạp xưởng tăng ở mức 14%; hộp bánh biếu thấp nhất năm ngoái là 260.000 đồng, giá hiện tại là 280.000 đồng.

 

Song thương hiệu này cũng có loại giữ giá, và một số loại giảm chút ít. 

 

Tương tự, loại bánh tăng giá thấp nhất của Kinh Đô ở mức 4% phải kể đến là đậu xanh 1 trứng 150g, từ 28.000 lên 29.000 đồng. Loại được điều chỉnh tăng cao, lên đến mức 25%. 

 

Bánh của Hanobeco đưa ra thị trường hiện mới chỉ là giá tạm duyệt, chưa phải là giá cuối cùng nhưng đại diện hãng này cũng khẳng định chắc chắn sẽ phải nhích giá lên so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Đổ tiền làm hình ảnh

 

Mô tả ảnh.
Cạnh tranh giữa các hãng thể hiện rõ rệt ở động thái bánh chưa ra, băng-rông quảng cáo của các hãng đã treo tràn các cửa hàng - Ảnh: N.N

 

Theo giới kinh doanh, cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng bánh lớn không chỉ diễn ra ở chiến lược giá linh hoạt theo phương thức “lách” giá nhau để giảm đối đầu trực tiếp, tận dụng tối đa sản phẩm thế mạnh, mà còn thể hiện khá rõ ở công tác làm thị trường, tạo dựng hình ảnh.

 

Cùng lấy chủ đề 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội làm điểm nhấn kinh doanh tại thị trường Hà Nội nói riêng nhưng mỗi đơn vị lại có cách thức thể hiện riêng biệt.

 

Có thể thấy nếu như Kinh Đô năm nay tập trung làm nổi bật, tạo dựng không khí lễ hội truyền thống thông qua việc bài trí các điểm bán, gian hàng bằng hệ thống đèn lồng bao quanh thì Hữu Nghị lại tăng cường hình ảnh hoa sen với các màu sắc như trắng, đỏ, hồng và hình ảnh con rồng đời Lý làm biểu tượng trên các bao bì sản phẩm cũng như trang trí gian hàng.

 

Về hương vị bánh, các hãng xuất xứ Hà Nội đều khẳng định ưu tiên sử dụng nguyên liệu đặc sản, truyền thống của Thủ đô như lá chanh, hạt sen Quảng Bá, quất Nghi Tàm (Tây Hồ), bưởi Diễn (Từ Liêm)… hơn là thiên về các dòng bánh hương vị mới du nhập từ nước ngoài như các năm trước.

 

Trên tinh thần đó, công tác quảng bá hình ảnh, thương hiệu thông qua việc treo các băng rôn, biển bảng được các hãng “nhìn nhau” làm rất sớm, đến nỗi bánh chưa ra thị trường, băng rôn đã treo đầy rẫy tại các cửa hàng kinh doanh trên các tuyến phố.

 

Ngân sách làm thị trường, chi phí cho tạo dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu theo thông tin từ nhiều hãng năm nay tiếp tục đội lên. Dù chưa có con số chính xác về mức tăng này nhưng ở góc độ người tiêu dùng, động thái trên không hoàn toàn là đáng mừng mà ngược lại, là đáng lo ngại. Bởi lẽ một khi các “đại gia” vung tay chạy đua hình thức, thương hiệu bề nổi sẽ dẫn đến đội giá thành sản phẩm - mà không phải ai khác, chính người tiêu dùng phải chi trả cho khoản “mắt thấy, tai nghe” này.

 

 

 

                                                                       Theo VietNamnet

Các tin khác


Điều chỉnh phụ tải, giảm áp lực cho lưới điện

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp (DN), khách hàng lớn tham gia thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR). Điều này không chỉ giúp DN giảm chi phí đầu tư, mà còn góp phần giảm áp lực lên hệ thống điện, nhất là trong mùa nắng nóng.

Hiệu quả từ mô hình hợp tác xã rau củ quả xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Nhận thấy trên thị trường sản phẩm rau, củ, quả không đáp ứng đủ nhu cầu, anh Bùi Hùng Bạo ở xóm Cò, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã vận động 20 hộ dân chung tay thành lập mô hình hợp tác xã (HTX) rau củ quả. Hoạt động của HTX đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết nhu cầu của người dân địa phương.

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng - Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn

Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã đề ra những chủ trương lớn phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, Nghị quyết Ðại hội XIII nêu rõ: phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục