Giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh khiến người tiêu dùng khó khăn, lúng túng khi mua thực phẩm.

Giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh khiến người tiêu dùng khó khăn, lúng túng khi mua thực phẩm.

(HBĐT) - Chỉ còn khoảng hơn một tháng nữa là bước sang năm 2011. Dường như đã thành quy luật, những ngày cuối năm, giá cả các mặt hàng thiết yếu trên thị trường luôn có chiều hướng tăng mạnh.

 

Những ngày cuối năm 2010 còn nhiều nguyên nhân khác khiến giá cả hàng hóa trên thị trường tăng đột biến, đó là giá vàng tăng đến mức chóng mặt, việc chuẩn bị điều chỉnh lương của cán bộ, công chức, thời tiết miền Bắc khô hạn kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất… khiến các bà nội trợ hết sức khó khăn, lúng túng và phải thắt hầu bao để đảm bảo nhịp sống hàng ngày.

 

“Tăng mạnh nhất là thịt lợn- Chị Trịnh Thị Tuyến ở phường Đồng Tiến than vãn: “Cách đây 2 tuần, thịt lợn thăn giá 50.000 đồng/kg, giờ đã lên 65.000 đồng, tăng 15.000 đồng/kg. Thịt ba chỉ từ 45.000 đồng/kg cũng đã nâng lên 60.000 đồng. Thu nhập có hạn nên mỗi lần đi chợ đều phải tính toán chi ly. Giá cả tăng vọt nên bữa ăn hàng ngày cũng đạm bạc hơn”

 

Là thời điểm giao mùa và do hạn hạn kéo dài nên giá cả các loại rau, củ quả cũng tăng vọt. Chị Nguyễn Thị Hiền, chuyên buôn bán rau quả ở chợ Phương Lâm tỏ ra ngao ngán: “Giá rau, củ, quả tăng quá nhanh khiến chúng tôi thật sự khó mua, khó bán. Cách đây nửa tháng, một mớ rau cải giá 3.000 đồng, giờ đã lên 5.000 đồng. su hào, bắp cải, đậu các loại cũng tăng từ 1.500 – 2.000 đồng/kg. Giá tăng mà hàng bán lại chậm nên làm ăn khó lắm vì người tiêu dùng cũng tính toán, dè sẻn hơn”.

 

Không giêng gì thịt, rau, củ quả, giá các loại thuỷ sản cũng trượt dài theo “cơn lốc” tăng giá. Thực trạng đó khiến các trường bán công trên địa bàn thực sự lúng túng khi mua thực phẩm phục vụ bữa ăn cho các em học sinh hàng ngày. Chị Trần Thị Thơm, hiệu phó trường tiểu học Trần Quốc Toản (TPHB) bảy tỏ: “Các loại thực phẩm đều tăng, từ bìa đậu, mớ rau, lạng thịt, cân cá, quả trứng nên đảm bảo khẩu phần ăn cho các em học sinh là hết sức khó khăn. Yêu cầu cha mẹ học sinh đóng góp thêm tiền ăn cũng là vấn đề phải tính toán và có lộ trình. Chúng tôi thực sự lúng túng trước tình trạng giá cả hàng hóa tăng đột biến hiện nay”.

 

Giá cả thực phẩm tăng khiến chợ chiều trở nên nhộn nhịp hơn. Chị Nguyễn Thị Bội ở xã Sủ Ngòi (TPHB) chuyên làm nghề phụ hồ giải thích: Làm nghề phụ hồ thu nhập thấp lại không ổn định nên đi chợ chiều để hy vọng mua được hàng “giảm giá” bởi hàng tươi sống chủ yếu bán buổi sáng. Chiều về, thịt có ôi một tý, cá có ươn một tý, rau có héo đi và tất nhiên giá cũng sẽ giảm một tý. Rẻ được bao nhiêu, mừng bấy nhiêu.

 

Giá cả hàng hóa tăng, người mua lo lắng, người bán cũng buồn thiu vì sức mua giảm. Chị Nguyễn Thị Hòa, chuyên buôn bán thịt lợn ở chợ Thái Bình cho biết: Cách đây hơn 2 tuần, mỗi ngày, nhà tôi thịt từ 3- 4 con lợn, ngày nào cũng hết sạch hàng. Giờ đây, ngày nào nhiều lắm thì thịt 2 con, bình thường 1 con mà cả ngày vẫn không bán hết. Cuối ngày phải bán tống đi để gỡ vốn, để ế hàng càng khổ. Rõ ràng, giá cả hàng hóa tăng, bắt buộc người tiêu dùng phải tính toán, khó khăn chung mà.

 

Theo tính toán của các ngành chức năng chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,83% so với tháng trước. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,43%, chỉ số giá nhóm đồ uống, dịch vụ y tế, viễn thông, giáo dục ở mức 100%. So với tháng 12/2009, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,93%, giá vàng tháng 10/2010 so với tháng 9/2010, tăng 7,28%, so với tháng 12 năm 2009 tăng 15,58%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,3%, lương thực tăng 2,07% so với tháng trước. Đô la Mỹ so với tháng trước tăng 0,51%, so với tháng 12 tăng 1,70%, so với cùng kỳ tháng 10 năm trước tăng 7,25%. Đồng thời, dự báo từ ngay đến Tết Nguyên đán, giá cả các loại hàng hóa trên thị trường tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Thực trạng đó đang rất cần sự vào cuộc của các cấp, ngành để bình ổn giá cả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây cũng là thời điểm đòi hỏi người tiêu dùng tính toán tiết kiệm trong chi tiêu hơn nữa để thị trường ngày càng ổn định, phát triển.

 

 

                                                                                        Đức Phượng

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục