Anh Hà Văn Hưng, xóm Bái, xã Nam Sơn một trong những hộ gia đình có thu nhập cao nhất từ trồng quýt cổ.

Anh Hà Văn Hưng, xóm Bái, xã Nam Sơn một trong những hộ gia đình có thu nhập cao nhất từ trồng quýt cổ.

(HBĐT) - Triển khai mô hình phục tráng quýt cổ đến nay đã được 8 năm, nhiều hộ gia đình ở xã Nam Sơn (Tân Lạc) đã có thu nhập bình quân trên dưới 100 triệu đồng/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm 10% (2015). Diện tích đất trồng quýt cổ chiếm ¼ diện tích đất trồng trọt của toàn xã, tính đến nay (tháng 11/2015) toàn xã đã trồng được 50 ha quýt, gấp 50 lần so với thời điểm phục tráng quýt cổ năm 2008. Ước tính mỗi cây thu được từ 40-50 kg quả, nhiều gia đình có điều kiện chăm sóc tốt thì có cây thu đến cả 1 tạ quả. Trung bình mỗi 1 ha thu được trên dưới 25 tấn quả. Hiện đã có 250 hộ gia đình tham gia trồng quýt, trung bình mỗi hộ trồng khoảng 300-400 cây vườn.

 

Đồng chí Bùi Thanh Truyền, chủ tịch UBND xã Nam Sơn chia sẻ về những khó khăn trong ngày đầu phục tráng quýt cổ: “Quýt cổ Nam Sơn đã có từ rất lâu đời nhưng không được quan tâm và chăm sóc. Trước kia chỉ là loại cây ăn quả “tự sản, tự tiêu”, không ai nghĩ đến hiệu quả kinh tế từ việc trông quýt. Quýt cổ gồm 2 loại: quýt dẹt bánh xe, quýt chua ngọt. Là loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của Nam Sơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nhân dân địa phương. Nhận thấy tiềm năng của việc trồng quýt, chúng tôi khuyến khích người dân trồng, nhân rộng diện tích trồng quýt. Tuy nhiên, người dân nơi đây không ai tin, vẫn trông vào các loại cây có thu nhập thấp. Chưa kể những yếu tố khách quan trong ngày đầu trồng thử như: địa hình nhiều đồi dốc, các loại sâu bệnh hoành hành, thời tiết diễn biến thất thường, kinh nghiệm trồng trọt càng làm người dân nghi ngờ hiệu quả kinh tế từ cây quýt. UBND xã phải tổ chức vận động, tuyên truyền và trồng thử tại một số hộ, vận động các gia đình tiểu biểu, dám nghĩ dám làm. Ngoài ra, sở NN&PTNT tỉnh còn hỗ trợ giúp đỡ trong việc ghép giống mới tăng năng suất, truyền đạt kinh nghiệm phòng trống các loại bệnh dịch. Sau 3 năm, nhiều hộ gia đình tiên phong trong việc trồng quýt đã đến ngày thu hoạch. Mặc dù chưa có kinh nghiệm và còn mất mùa do thời tiết và sâu bệnh nhưng uớc tính mỗi hộ thu được từ 20-30 triệu đồng/vụ từ việc bán quýt, một số tiền không nhỏ đối với người dân vùng cao này”.

 

Gia đình anh Hà Văn Hưng, xóm Bái là một trong những gia đình tiêu biểu trong việc phục tráng quýt cổ. Sinh ra và lên tại vùng đất Nam Sơn này, anh đã có gần 20 năm kinh nghiệm trồng quýt. Ngay từ khi có chủ trương phục tráng quýt cổ anh rất hào hứng vì bản thân đã có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng quýt, thêm vào đó là sự hỗ trợ của nhà nước và Đảng ủy, chính quyền xã sẽ giúp gia đình anh sớm thoát được cảnh nghèo đói. Gia đình anh hiện đang trồng khoảng 2 ha, với khoảng 1.400 cây (400 gốc mới trồng). Anh cho biết: “Quýt nhà tôi giá trung bình khoảng 25.000 đồng/kg, dịp lễ tết có thể lên tới 30.000 đồng/kg. Trong năm 2014, do mất mùa, sâu bênh và bị các thương lái ép giá nên gia đình tôi chỉ thu được hơn 100 triệu đồng. Ước tính trong năm 2015, gia đình tôi sẽ thu về khoảng 250-300 triệu đồng từ việc trồng quýt. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nhân rộng và phát triển trang trại của mình để tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống gia đình. Ngoài ra, tôi tiếp tục hỗ trợ các gia đình mới xây dựng trang trại, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức trồng trọt, giúp đỡ nhau để cùng nhau phát triển hơn”.

 

Nhận thấy được hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập không nhỏ  từ việc trông quýt, “nhà nhà trồng quýt, người người trồng quýt”. Nhà ai có vườn, còn khoảng trống là tận dụng để trồng quýt. Các hộ dân tham gia các hội nghị và lớp học để có thêm kinh nghiệm trồng trọt. Học hỏi, tham khảo sách, báo và những người đi trước. Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế còn sử dụng vốn mua lại đất trồng trọt, nhân rộng và phát triển quy mô lớn hơn.

 

Trong thời gian tới, Đảng ủy và chính quyền xã Nam Sơn sẽ có kế hoạch phát triển xây dựng thương hiệu “quýt cổ Nam Sơn” nhằm mục đích quảng bá đến rộng rãi bạn bè ở trong, ngoài tỉnh. Ngoài ra, việc hình thành thương hiệu sẽ không bị các thương lái ép giá, có thị trường tiêu thụ ổn định, đem lại mức thu nhập cao cho người dân.

 

 

 

                                                                         Đức Anh (CTV)

 

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục