Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton và ông Donald Trump bắt đầu diễn ra lúc 8h sáng 27/9 (giờ Hà Nội) tại Trường Đại học Hofstra, Hempstead, New York.

 


Hai ứng viên bước vào cuộc tranh luận. Hai ứng viên bước vào cuộc tranh luận.

Cuộc tranh luận gồm tập trung vào 3 nội dung chính: Hướng đi tương lai của nước Mỹ; Làm thế nào đạt thịnh vượng; Đảm bảo An ninh cho nước Mỹ.

Dẫn dắt cuộc tranh luận là người dẫn chương trình tin tức Nightly News nổi tiếng của đài NBC, ông Lester Holt.

Các ứng cử viên Tổng thống của các đảng thứ ba, bà Jill Stein và ông Gary Johnson không được mời tham gia tranh luận bởi vì họ không đạt được tỷ lệ ủng hộ cần thiết là ít nhất 15% trong 5 cuộc thăm dò công chúng mà Uỷ ban đặc trách cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã chọn hồi tháng trước.

Kỷ lục về số người theo dõi

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton của đảng Dân chủ và tỷ phú Donald Trump của đảng Cộng hòa nhiều khả năng sẽ thiết lập kỷ lục trên truyền hình Mỹ.

Theo giới chuyên gia truyền thông và chính trị Mỹ, cuộc cạnh tranh Tổng thống năm nay rất hấp dẫn với sự đối đầu giữa ông Trump – một doanh nhân “bạo miệng”, đồng thời là một ngôi sao truyền hình thực tế, với bà Clinton – cựu Ngoại trưởng Mỹ và là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đại diện cho một chính đảng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ ‘quyết đấu’ trên truyền hình - ảnh 1Cuộc tranh luận trên truyền hình đầu tiên giữa cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton và tỷ phú Trump được cho là sẽ phá vỡ kỷ lục về số người theo dõi trực tiếp. Ảnh: AP

Vì vậy, cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng viên có khả năng “xô đổ” mọi kỷ lục người xem truyền hình của cuộc tranh luận trước đây giữa hai ứng cử viên Jimmy Carter và Ronald Reagan (năm 1980).

Theo hãng thống kê Nielsen, cuộc tranh luận năm 1980 đã thu hút 80 triệu khán giả ngồi trước màn hình TV.

Nhiều dự đoán cho rằng, tỷ lệ người xem cho cuộc tranh luận lần đầu giữa ông Trump và bà Clinton có thể cán mốc 100 triệu khán giả, ngang ngửa với trận chung kết giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ Super Bowl, sự kiện hàng năm “nóng” nhất trên truyền hình Mỹ.

Tranh luận về Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Cả hai ứng viên của đảng Dân chủ và Cộng hòa đã trao đổi gay gắt về vấn đề TPP. Tỷ phú Donald Trump công kích việc bà Cliton từng ủng hộ hiệp định thương mại TPP sau đó lại phản đối khi nó chuẩn bị hoàn thành.

Tuy nhiên, bà Clinton cho rằng, thương mại không phải là một chính sách hoàn chỉnh về kinh tế.

Hai ứng viên tự thú

Trước chất vấn của ông Trump về việc sử dụng email cá nhân trong thời gian còn là ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton thừa nhận: “Tôi không bào chữa" và rằng “Tôi sẽ chịu trách nhiệm về việc này”.

Trong khi đó, tỷ phú Trump cũng đề cập về hồ sơ thuế cá nhân gây tranh cãi của mình: "Tôi sẽ công bố hồ sơ thuế của mình, ngược lại với mong muốn từ luật sư cá nhân, khi bà ấy công khai 33.000 email đã bị xóa", sau khi bà Clinton đặt nghi vấn “ông ta đang che giấu điều gì”, rằng ông Trump có thể không giàu như vẫn nói hoặc ông không đóng thuế liên bang.

Vấn đề người da màu tại Mỹ

Về phong trào Black Lives Matter, chống bất bình đẳng, và những vụ lực lượng thực thi pháp luật bắn người Mỹ gốc Phi thời gian vừa qua, ứng viên của đảng Dân chủ thừa nhận: “Không may là chủng tộc quyết định rất nhiều. Chúng ta phải khôi phục lòng tin giữa người dân và cảnh sát”.

Theo bà Clinton, bất kỳ người dẫn Mỹ nào cũng cần được luật pháp tôn trọng và họ cũng phải tôn trọng luật pháp.

Trong khi đó, tỷ phú Trump nói Clinton không nên nêu ra từ “trật tự và pháp luật” mà đề xuất cần đưa ra chính sách nhằm giúp lực lượng thực thi pháp luật xác định người bị chặn có mang vũ khí không.

 

                                                                                  Theo báo Tiền phong

 

  

Các tin khác


Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Tiến tới chấm dứt các phương thức nấu ăn gây hại cho sức khỏe con người, khí hậu

Ngày 14/5, đại diện của 50 quốc gia sẽ nhóm họp tại Pháp để thảo luận về thực trạng thiếu khả năng tiếp cận các phương pháp nấu ăn sạch trên toàn thế giới vốn là nguyên nhân gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm và khiến Trái Đất ấm lên.

Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục