Những ngày qua, dư luận "nóng” lên với các thông tin về việc một doanh nghiệp ở phía Nam chuẩn bị nhập về 15 triệu liều vaccine COVID-19 của hãng Pfizer.



Một lọ vaccine COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech. Ảnh: Reuters


Tuy nhiên, thông tin đã được cải chính khi một số tờ báo lớn trong nước dẫn lời đại diện Pfizer tại Việt Nam khẳng định hiện hãng này chỉ cung cấp vaccine cho các chính phủ và các tổ chức lớn toàn cầu để đảm bảo an toàn tính mạng cho người sử dụng. Không chỉ ở Việt Nam, vấn đề sở hữu và phân phối vaccine của Pfizer ra sao cũng được các nước dành sự quan tâm đặc biệt.

Mới đây, trang tin kinh tế The Edge Markets của Malaysia dẫn lời đại diện hãng dược Pfizer tại nước này khẳng định sẽ chỉ cung cấp vaccine COVID-19 cho chính phủ các nước và các tổ chức siêu quốc gia như COVAX để triển khai trong các chương trình tiêm chủng quốc gia. Trong một tuyên bố hồi tháng 7, công ty dược phẩm nhấn mạnh rằng cả Pfizer và các chi nhánh trên toàn cầu đều không ủy quyền cho bất kỳ ai nhập khẩu, tiếp thị hay phân phối vaccine COVID-19.

The Edge Markets viết: "Để giải quyết cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, tất cả các thỏa thuận cung cấp vaccine COVID-19 hiện tại của chúng tôi đều liên quan trực tiếp với các tổ chức chính phủ. Chúng tôi tin rằng họ có điều kiện tốt nhất trong thời kỳ đại dịch để phân phối vaccine một cách công bằng và bình đẳng cho người dân. Hiện tại, không có nhà phân phối tư nhân được ủy quyền nào cho vaccine của chúng tôi trên toàn thế giới. Chất lượng và hiệu quả của bất kỳ loại vaccine nào được chuyển qua các kênh không được ủy quyền đều không thể đảm bảo và cần bị nghi ngờ có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng con người".

Một trang mạng khác của nước này là Malaysiakini cũng đưa ra lời khẳng định tương tự Pfizer, theo đó cho biết không có nhà phân phối tư nhân được ủy quyền nào của vaccine COVID-19 trên toàn thế giới.

Trước đó, hồi tháng 4, báo chí Ấn Độ cũng dẫn lời hãng dược của Mỹ khẳng định Pfizer sẽ chỉ cung cấp vaccine COVID-19 thông qua các hợp đồng với các chính phủ dựa trên các thỏa thuận với các cơ quan chính phủ tương ứng.

Trong một thư điện tử phản hồi tờ The Print của Ấn Độ, người phát ngôn của Pfizer cho biết: "Trong giai đoạn đại dịch này, Pfizer sẽ ưu tiên hỗ trợ các chính phủ trong chương trình tiêm chủng và chỉ cung cấp vaccine COVID-19 thông qua các hợp đồng của chính phủ dựa trên các thỏa thuận với các cơ quan chính phủ tương ứng và theo sự cho phép của cơ quan quản lý hoặc phê duyệt”. Hãng dược vẫn cam kết tiếp tục hướng tới việc cung cấp vaccine để sử dụng trong chương trình của chính phủ tại quốc gia này.
Phản hồi của Pfizer là để đáp lại các thông tin trước đó trên các phương tiện truyền thông cho rằng chính phủ Ấn Độ đang tìm kiếm các lựa chọn cho phép khu vực tư nhân trực tiếp mua vaccine từ các công ty nước ngoài này, mà theo đó, điều này sẽ giúp chuyển gánh nặng vaccine đắt tiền hơn từ chính phủ sang các công ty tư nhân.

Trong một thông cáo chung trên trang chủ của Pfizer, hãng này cũng đăng nội dung xác định đối tác chính của hãng là chính phủ các nước. Thông cáo nêu: "Trong giai đoạn đầu, hợp đồng của chúng tôi là với các chính phủ và chúng tôi sẽ cung cấp liều theo kênh ưu tiên của họ và các địa điểm tiêm chủng được chỉ định, tùy thuộc vào sự cho phép hoặc phê duyệt theo quy định. Chúng tôi tìm cách làm việc với các chính phủ để hỗ trợ phân phối cho các nhóm ưu tiên xác định và chúng tôi dự đoán rằng các điểm tiêm chủng sẽ khác nhau nhưng có thể bao gồm bệnh viện, phòng khám ngoại trú, địa điểm tiêm chủng cộng đồng và hiệu thuốc.”

Dựa trên những phản hồi từ hãng dược Pfizer trên truyền thông và website của hãng, lý do chính để hãng chỉ thông qua các chính phủ và tổ chức lớn để phân phối vaccine là vì sự an toàn tính mạng đối với người sử dụng. Đây là điểm mấu chốt mà trong giai đoạn đầu Pfizer chưa có bất kỳ thỏa thuận nào khác ngoài các chính phủ và các tổ chức uy tín.

Về mặt kỹ thuật, vaccine dựa trên công nghệ mRNA của Pfizer phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ siêu lạnh ổn định từ -90 đến -60 độ C để đảm bảo thời hạn sử dụng dài nhất. Chính vì độ phức tạp và cầu kỳ trong quá trình bảo quản, vận chuyển và phân phối vaccine nên Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã phải ban hành hướng dẫn rất cụ thể về công tác bảo quản và xử lý loại vaccine này. Hãng này đưa ra 3 lựa chọn về lưu trữ vaccine COVID-19 bao gồm tủ đông nhiệt độ cực thấp, tủ vận chuyển nhiệt sử dụng đá khô và tủ lạnh thường dùng tại các bệnh viện. Tùy thuộc vào lựa chọn bảo quản với nền nhiệt độ khác nhau mà loại vaccine này có thời hạn sử dụng từ 5 ngày đến 6 tháng.


                            Theo Baotintuc

Các tin khác


Mưa lớn tái diễn ở miền Nam Brazil gây ngập lụt những khu vực cao hơn

Ngày 23/5, mưa lớn tái diễn tại nhiều khu vực ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, làm tiêu tan những nỗ lực dọn dẹp sau nhiều ngày mưa lũ ở bang này và gây ngập lụt tại các khu vực trước đó không bị ảnh hưởng ở thành phố Porto Alegre thủ phủ của bang.

Nghi phạm ám sát Thủ tướng Slovakia nêu mục đích gây án

Theo một tài liệu của tòa án được công bố ngày 23/5, nghi phạm trong vụ ám sát bất thành Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã khai nhận muốn gây thương tích cho nạn nhân vì không đồng tình với các chính sách của chính phủ nước này, đồng thời cho biết đã sở hữu khẩu súng gây án trong hơn 30 năm.

Sập sân khấu vận động tranh cử ở Mexico, ít nhất 4 người thiệt mạng

Tối 22/5, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador xác nhận ít nhất 4 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương trong vụ sập sân khấu sự kiện vận động tranh cử diễn ra ở miền Bắc nước này.

Đông đảo người dân Iran đưa tang Tổng thống Ebrahim Raisi

Ngày 22/5, Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã chủ trì tang lễ Tổng thống Ebrahim Raisi cùng đoàn tháp tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay trực thăng tại tỉnh Đông Azerbaijan ngày 19/5 vừa qua. Đông đảo người dân Iran đã đổ ra các tuyến đường ở thủ đô Tehran để tham dự lễ đưa tang nhà lãnh đạo đất nước.

G7 dự kiến thảo luận việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga

Các quan chức cho biết các bộ trưởng tài chính của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ nhóm họp tại Italy trong tuần này nhằm tìm kiếm "tiếng nói chung” về việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine và giải quyết vấn đề xuất khẩu của Trung Quốc tại các thị trường trọng điểm.

Các quần thể cá nước ngọt di cư giảm hơn 80% kể từ năm 1970

Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy các quần thể cá nước ngọt di cư đã giảm hơn 80% kể từ năm 1970.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục