Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.


Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo tờ Arab News, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 29/4 đã đến Saudi Arabia, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du rộng hơn tới Trung Đông để thảo luận về các vấn đề bao gồm cả việc quản lý Dải Gaza sau khi xung đột Israel - Hamas kết thúc.

Phát biểu tại Riyadh khi khai mạc cuộc họp của Hội đồng Hợp tác Mỹ - Vùng Vịnh, ông Blinken cho biết cách hiệu quả nhất để giảm bớt cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza là đạt được lệnh ngừng bắn. Ông cũng cho biết Mỹ tiếp tục nỗ lực ngăn chặn cuộc chiến ở Gaza lan rộng. 

Theo Ngoại trưởng Blinken, Mỹ đã nhận thấy ​​"tiến bộ” về tình hình nhân đạo ở Gaza trong vài tuần qua, nhưng kêu gọi Israel làm nhiều hơn nữa. Ông Blinken cũng nói với những người đồng cấp thuộc các nước Vùng Vịnh rằng cuộc đối đầu giữa Iran và Israel cho thấy sự cần thiết phải hội nhập quốc phòng nhiều hơn.

Truyền thông Saudi Arabia cho biết, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã gặp riêng Ngoại trưởng nước chủ nhà Faisal bin Farhan để thảo luận về cách tăng cường quan hệ song phương và hợp tác chung trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Trong chuyến thăm, ông Blinken cũng gặp các nhà lãnh đạo cấp cao của Saudi Arabia và tổ chức một cuộc hội đàm rộng hơn với các đối tác từ 5 quốc gia Arab – Qatar, Ai Cập, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Jordan – để tiếp tục thảo luận về cách quản lý Dải Gaza như thế nào sau xung đột, theo một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Cuối tuần này, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ sẽ tới Israel, nơi ông dự kiến ​​sẽ hối thúc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thực hiện các bước đi cụ thể mà Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu trong tháng này để cải thiện tình hình nhân đạo thảm khốc ở Gaza.

Ngoại trưởng Blinken cũng dự kiến ​​​​sẽ tập hợp các nước Arab với các quốc gia châu Âu và thảo luận về cách họ có thể giúp đỡ nỗ lực tái thiết Gaza, nơi đã bị biến thành vùng đất hoang tàn sau cuộc bắn phá kéo dài 6 tháng của Israel.

Một nhóm các quốc gia châu Âu, trong đó có Na Uy, đang lên kế hoạch công nhận tư cách nhà nước của Palestine cùng với việc trình bày kế hoạch hòa bình do các nước Arab hậu thuẫn lên Liên hợp quốc.
   
Trong khi đó, tờ Wall Street Journal đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang bắt đầu ba ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột đẫm máu ở Dải Gaza đang gây thiệt hại nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden. 

Mục tiêu trước mắt của Nhà Trắng là đảm bảo một lệnh ngừng bắn nhằm trì hoãn cuộc tấn công của Israel vào Rafah, thành phố phía nam Gaza, nơi có hơn một triệu người Palestine di tản đang trú ẩn. Quân đội Israel cho biết Rafah là pháo đài cuối cùng của đơn vị Hamas trong vùng lãnh thổ bị bao vây. 

Trong nhiều tháng, ưu tiên của chính quyền Biden là củng cố một thỏa thuận dẫn đến tạm dừng giao tranh và giải thoát các con tin do Hamas bắt giữ, đồng thời tạo cơ hội cho các cuộc đàm phán về tương lai của Gaza và tạo điều kiện cung cấp nhiều viện trợ nhân đạo hơn cho những người Palestine đang tuyệt vọng.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho biết, trong bối cảnh các cuộc đàm phán do Saudi Arabia làm trung gian về thỏa thuận ngừng bắn vẫn chưa mang lại kết quả, Mỹ cũng đang thảo luận với các quan chức Israel về kế hoạch của Israel nhằm giảm thiểu rủi ro cho dân thường nếu cuộc tấn công Rafah của họ diễn ra. 

Chuyến thăm mới nhất của ông Blinkin diễn ra trong bối cảnh Ai Cập dự kiến ​​sẽ tiếp đón các nhà lãnh đạo của nhóm Hồi giáo Hamas để thảo luận về triển vọng đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Israel.


Theo TTXVN

Các tin khác


Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục