7 nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có chuyến công du chính thức tới Washington kể từ khi mối quan hệ ngoại giao Trung-Mỹ được thiết lập vào năm 1979. Nhịp độ của các chuyến viếng thăm này phần nào phản ánh được “nhịp độ” của mối quan hệ giữa hai nước.



Bản thân Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, người bàn thảo hàng loạt vấn đề với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong những ngày này tại Washington, đã công du Mỹ vào năm 2006, khi ông Bush là tổng thống Mỹ.


Chuyến công du đầu tiên của một nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Mỹ là chuyến công du của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình vào năm 1979. Sau khi hội đàm cùng Tổng thống Jimmy Carter, nhà lãnh đạo đã đặt phát triển kinh tế và công nghệ lên hàng đầu chương trình nghị sự, thăm NASA, Ford và Boeing.


Thủ tướng Triệu Tử Dương là nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp theo công du Mỹ, ký các thỏa thuận công nghệ với Tổng thống Ronald Reagan vào tháng 1/1984. Ông là lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên mặc vest và được biết đã nói nếu ông là người đi đầu thì không ai ở Trung Quốc sẽ e ngại đến chuyện họ chọn mặc gì.


18 tháng sau, Chủ tịch Lý Tiên Niệm tiếp bước ông Triệu Tử Dương, ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công nghệ điện hạt nhân với Tổng thống Reagan. Hai nhà lãnh đạo đã gặp vào tháng 4/1984, khi nhà lãnh đạo Mỹ thăm Bắc Kinh.


Nhưng sau đó là một khoảng lặng, khi mối quan hệ giữa hai nước xấu đi vào năm 1989. Và phải đến năm 1997 Chủ tịch Giang Trạch Dân mới có chuyến công du Mỹ. Phát biểu tại Đại học Harvard, ông cho biết: “Trung Quốc muốn hiểu biết thêm về nước Mỹ và ngược lại”.


Hai năm sau là chuyến công du của Thủ tướng Chu Dung Cơ, khi Trung Quốc tìm kiếm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Ông và Tổng thống Bill Clinton khi đó đã ký một tuyên bố chung, với Mỹ cam kết ủng hộ Trung Quốc gia nhập tổ chức này cho đến năm 1999.

Các vấn đề thương mại cũng đã trở thành những vấn đề bàn thảo chính khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo công du Mỹ vào tháng 12/2003. Song vấn đề Đài Loan cũng bào trùm các cuộc thảo luận giữa ông và Tổng thống Mỹ Bush khi đó. Nhà lãnh đạo Mỹ đã thể hiện rõ quan điểm phản đối kế hoạch trưng cầu dân ý của Đài Loan về mối quan hệ với Trung Quốc đại lục.
 
                                                                                       Theo Dantri

Các tin khác


Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Tiến tới chấm dứt các phương thức nấu ăn gây hại cho sức khỏe con người, khí hậu

Ngày 14/5, đại diện của 50 quốc gia sẽ nhóm họp tại Pháp để thảo luận về thực trạng thiếu khả năng tiếp cận các phương pháp nấu ăn sạch trên toàn thế giới vốn là nguyên nhân gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm và khiến Trái Đất ấm lên.

Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục