Lá cờ Mỹ bay trên khu vực Ground Zero, nơi tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới sụp đổ, ở New York - Ảnh: Reuters

Lá cờ Mỹ bay trên khu vực Ground Zero, nơi tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới sụp đổ, ở New York - Ảnh: Reuters

Từ sau vụ tấn công khủng bố 11-9, phương Tây đã mất cả chục năm để tập trung đối phó với mối đe dọa khủng bố cùng hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Và phương Tây cũng đã nhắm mắt trước một sự thay đổi toàn cầu: sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trên báo Guardian (Anh), nhà phân tích chính trị Timothy Garton Ash cho rằng Trung Quốc là quốc gia được hưởng lợi lớn nhất trong 10 năm qua từ cuộc chiến chống khủng bố mà nước Mỹ tiến hành sau khi bị những tên khủng bố Hồi giáo “điểm huyệt” ngay trái tim mình.

“Vào ngày 11-9-2031, khi nhìn lại 30 năm qua các sử gia sẽ đánh giá 30 năm cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo như thế nào? Chắc chắn trong mắt họ, giai đoạn kéo dài này sẽ được mô tả là bước chuyển giao trọng tâm quyền lực từ phương Tây sang phương Đông, với một Trung Quốc hùng mạnh hơn nhiều và một nước Mỹ kém hùng mạnh hơn, một Ấn Độ mạnh mẽ hơn và một Liên minh châu Âu (EU) suy yếu hơn” - Garton Ash viết.

11-9 mở đầu “thập kỷ vàng”

Theo nghiên cứu “Các chi phí của chiến tranh” do Đại học Brown thực hiện, trong 10 năm qua chi phí kinh tế về dài hạn do các cuộc chiến tranh ở Afghanistan, Iraq, Pakistan và những cuộc can thiệp chống khủng bố khác của Mỹ khoảng 3.200-4.000 tỉ USD. Dự báo con số này có thể tăng lên đến 4.400 tỉ USD vào năm 2020. Giới chuyên gia có thể sẽ còn tranh cãi về con số này, nhưng quả là một con số khổng lồ. Nó gần bằng 1/4 khoản nợ công của Mỹ mà vốn sẽ tiếp tục còn tăng lên và chiếm đến 100% GDP. Đây lẽ ra là một khoản đầu tư khổng lồ cho nguồn nhân lực, cho đào tạo lao động có trình độ cao, cho hạ tầng cơ sở cùng những cải tiến của nước Mỹ thì lại đã bị mất đi.

Trong khi đó, 10 năm qua lại đánh dấu sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc. Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2001 GDP của nước này chỉ khoảng 1.160 tỉ USD, nhưng đến năm 2010 đã tăng lên tới 6.040 tỉ USD. Cùng khoảng thời gian này, ngoại thương Trung Quốc đã tăng sáu lần, từ 500 tỉ USD lên 3.000 tỉ USD, dự trữ ngoại hối tăng hơn gấp 10 lần, từ 212 tỉ USD lên 3.200 tỉ USD.

Tốc độ phát triển kinh tế chóng mặt của Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách giữa Bắc Kinh và Washington. Năm 2001, GDP của Trung Quốc chỉ bằng 10% GDP của Mỹ, nhưng đến năm 2010 đã tăng lên ngang bằng 45% GDP của Mỹ. 10 năm trước, Washington đạt thặng dư ngân sách cao, nhưng hiện nay mức thâm hụt tương đương 10% GDP. Trong một thập niên qua, Trung Quốc đã trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Năm 2001, Bắc Kinh chỉ nắm giữ khoảng 160 tỉ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ, nhưng đến nay con số này đã tăng lên đến hơn 1.500 tỉ USD trong tổng nợ công 14.000 tỉ USD của Washington.

Nhà phân tích Lionel Barber của báo Financial Times cho rằng cụm từ quan trọng nhất của thập niên qua không phải là “cuộc chiến chống khủng bố”, mà là “made in China (sản xuất tại Trung Quốc)”. Các sử gia quốc tế nhìn nhận thập niên 2001-2011 là “thập kỷ vàng” của Trung Quốc. Người Trung Quốc có thể nói rằng sự phát triển kinh tế mạnh mẽ là thành quả lao động của họ. Nhưng liệu Trung Quốc có thể thu lợi được nhiều đến như vậy, nếu không có sự kiện 11-9? Trên báo India Express, giáo sư chính trị Minxin Pei thuộc Đại học Claremont McKenna (Mỹ) trả lời là: không. Bởi biến cố 11-9 đã làm thay đổi hoàn toàn các chính sách chiến lược của Mỹ.

“Thời kỳ thuận lợi không kéo dài”

Trước 11-9, chính quyền tổng thống Bush xác định Trung Quốc là “mối đe dọa chiến lược” đối với Mỹ. Nếu không có vụ 11-9, chính quyền Washington sẽ tiếp tục con đường kiềm chế “đối thủ” Trung Quốc. Nhưng sau 11-9, các ưu tiên chiến lược của Mỹ lập tức thay đổi hoàn toàn. Chính quyền Washington dồn mọi nguồn lực vào cuộc chiến chống khủng bố và hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Chính sách tài khóa mở rộng của chính quyền Bush để hỗ trợ cuộc chiến Iraq và chi phí chiến tranh đã làm nước Mỹ suy yếu nghiêm trọng.

Tuy nhiên, như giáo sư Minxin Pei nhận định, “thời kỳ thuận lợi” của Trung Quốc cũng chỉ kéo dài 10 năm. Đối với Bắc Kinh, các cơ hội chiến lược mà sự kiện 11-9 tạo ra đã dần kết thúc. Một tổng thống Mỹ mới ở Washington đã điều chỉnh chiến lược sai lầm của người tiền nhiệm và tập trung hơn vào khu vực châu Á. Những diễn biến tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã giúp Mỹ điều chỉnh chiến lược ở khu vực này một cách hiệu quả hơn.

“Có một điều chắc chắn là Trung Quốc sẽ rất nhớ môi trường thuận lợi mà sự kiện 11-9 tạo ra và có những đóng góp to lớn vào sự trỗi dậy kinh tế của nước này” - giáo sư Minxin Pei khẳng định.

 

                                                                 Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Mưa lớn tái diễn ở miền Nam Brazil gây ngập lụt những khu vực cao hơn

Ngày 23/5, mưa lớn tái diễn tại nhiều khu vực ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, làm tiêu tan những nỗ lực dọn dẹp sau nhiều ngày mưa lũ ở bang này và gây ngập lụt tại các khu vực trước đó không bị ảnh hưởng ở thành phố Porto Alegre thủ phủ của bang.

Nghi phạm ám sát Thủ tướng Slovakia nêu mục đích gây án

Theo một tài liệu của tòa án được công bố ngày 23/5, nghi phạm trong vụ ám sát bất thành Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã khai nhận muốn gây thương tích cho nạn nhân vì không đồng tình với các chính sách của chính phủ nước này, đồng thời cho biết đã sở hữu khẩu súng gây án trong hơn 30 năm.

Sập sân khấu vận động tranh cử ở Mexico, ít nhất 4 người thiệt mạng

Tối 22/5, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador xác nhận ít nhất 4 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương trong vụ sập sân khấu sự kiện vận động tranh cử diễn ra ở miền Bắc nước này.

Đông đảo người dân Iran đưa tang Tổng thống Ebrahim Raisi

Ngày 22/5, Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã chủ trì tang lễ Tổng thống Ebrahim Raisi cùng đoàn tháp tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay trực thăng tại tỉnh Đông Azerbaijan ngày 19/5 vừa qua. Đông đảo người dân Iran đã đổ ra các tuyến đường ở thủ đô Tehran để tham dự lễ đưa tang nhà lãnh đạo đất nước.

G7 dự kiến thảo luận việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga

Các quan chức cho biết các bộ trưởng tài chính của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ nhóm họp tại Italy trong tuần này nhằm tìm kiếm "tiếng nói chung” về việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine và giải quyết vấn đề xuất khẩu của Trung Quốc tại các thị trường trọng điểm.

Các quần thể cá nước ngọt di cư giảm hơn 80% kể từ năm 1970

Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy các quần thể cá nước ngọt di cư đã giảm hơn 80% kể từ năm 1970.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục