Ngày 2-4, Bộ GD-ĐT thông tin cho biết, công tác rà soát hồ sơ của 94 ứng viên GS, PGS có dấu hiệu chưa bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định hoặc có khiếu kiện đã hoàn thành. Theo đó, có thêm 53 người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017; 41 ứng viên không được công nhận do hồ sơ không bảo đảm theo quy định hoặc có đơn xin rút.

 


Đại biểu tại Lễ công bố quyết định và trao chứng nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016 (Ảnh minh họa: VNU).

Thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng GD-ĐT giao theo quy định hiện hành, Thanh tra Bộ đã tiến hành kiểm tra, xác minh hồ sơ của 94 ứng viên GS, PGS có dấu hiệu chưa bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định hoặc có khiếu kiện. Thanh tra Bộ GD-ĐT đã rà soát, kiểm tra từng trường hợp một. Kết quả có 53 ứng viên bảo đảm đủ tiêu chuẩn, điều kiện, được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS; 41 người không được công nhận do hồ sơ không bảo đảm theo quy định hoặc có đơn xin rút khỏi danh sách công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017. 

Như vậy, năm 2017, có 1.184 người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, tỷ lệ đạt là 77%.

Bộ GD-ĐT cho biết đang khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định thay thế Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31-12-2008 và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27-4-2012 của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng ngay từ đợt xét công nhận mới.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng nay, Bộ trưởng GD-ĐT, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo Chính phủ về kết quả rà soát 94 hồ sơ của các ứng viên GS, PGS đề nghị công nhận năm 2017 bị để lại do có dấu hiệu chưa bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định hoặc có khiếu kiện. Từ kết quả rà soát, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước sẽ thực hiện theo đúng quy định là chỉ công nhận những ứng viên đủ tiêu chuẩn. Bộ GD-ĐT cũng sẽ tiếp tục xử lý các cơ sở giáo dục công nhận số giờ giảng cho các ứng viên không chính xác và sẽ công bố công khai cho công luận. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhấn mạnh Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước chỉ công nhận các ứng viên đủ điều kiện, còn việc bổ nhiệm GS,PGS là do các cơ sở giáo dục tự quyết định.

 

                                                                                  Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Đề xuất về phương thức tuyển dụng và lương giáo viên trong Dự thảo Luật Nhà giáo

Dự thảo luật quy định chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Định hướng nghề nghiệp - Hướng đến tương lai - Bài 1: Giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội lựa chọn ngành nghề

Hiện đang là giai đoạn nước rút với các sỹ tử trên cả nước trước kỳ thi vào lớp 10 Trung học Phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây cũng là lúc nhiều phụ huynh, học sinh phải đứng trước quyết định lựa chọn môi trường học phù hợp. Do đó, việc chủ động phân luồng hướng nghiệp sớm sẽ giúp phụ huynh và học sinh giảm áp lực thi cử, thêm cơ hội lựa chọn vào các ngành nghề phù hợp với năng lực, rộng cửa nghề nghiệp tương lai cho các em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục