Sau khi Báo Nhân Dân điện tử có các bài viết phản ánh về những bất cập trong tuyển sinh lớp 10 THPT của Hà Nội, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc, người phát ngôn Sở GD-ĐT Hà Nội đã có thông tin phản hồi.



Thí sinh Kỳ thi vào lớp 10 năm học 2018-2019 của Hà Nội.

Cụ thể, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội thông tin như sau: Trong những năm học vừa qua, nhằm chỉ đạo tốt công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, Sở GD-ĐT Hà Nội đã ban hành các văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, trong đó hướng dẫn tổ chức tuyển sinh đúng Quy chế, bảo đảm chính xác, công bằng, khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học.

Sở GD-ĐT Hà Nội nhận được nội dung của Báo Nhân Dân điện tử phản ánh về hiện tượng "Những cách thức tuyển sinh phản giáo dục” nêu việc phụ huynh phải lựa chọn việc có nộp hồ sơ vào trường ngoài công lập hay không khi chưa có điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập và hiện tượng một số trường THPT ngoài công lập "cố tình” đi nghỉ trong thời gian tuyển sinh, ngày 29-6, Sở GD-ĐT Hà Nội đã ban hành Công văn số 2754/SGDĐT-QLT đôn đốc các trường THPT trên địa bàn TP thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh năm học 2018-2019, học sinh trúng tuyển đã nộp hồ sơ vào trường, khi có nhu cầu được quyền rút hồ sơ, nhà trường phải tạo điều kiện để học sinh rút hồ sơ.

Việc công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 THPT các trường công lập năm học 2018-2019 được Sở GD-ĐT thực hiện đầy đủ các quy trình theo quy định. Sau khi có kết quả chấm thi, Sở GD-ĐT tiến hành rà soát để ghép dữ liệu kết quả với thông tin của học sinh ở cấp THCS, như: Thông tin về kết quả học tập và rèn luyện ở cấp THCS, thông tin về nguyện vọng đăng ký dự tuyển của học sinh, ... Sau khi rà soát, đối chiếu xong Sở GD-ĐT tổ chức in ra toàn bộ danh sách kết quả của học sinh theo các nguyện vọng đăng ký dự tuyển của học sinh, bàn giao cho các trường THPT. Tiếp theo tiến hành trích xuất dữ liệu dự tuyển cho các trường, cho các khu vực tuyển sinh để các đơn vị xây dựng phương án điểm chuẩn trúng tuyển. Dữ liệu kết quả tuyển sinh của gần 95 nghìn học sinh dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, trong đó gần 10 nghìn nguyện vọng đăng ký dự thi của 11 môn chuyên là một công việc đòi hỏi phải tổng hợp, rà soát, kiểm tra một cách cẩn thận đầy đủ, chính xác, tuyệt đối không để xảy ra sai sót. Hơn nữa, Hội đồng tuyển sinh của các trường cũng cần có thời gian để xây dựng phương án điểm chuẩn trúng tuyển một cách hợp lý và khoa học nhất sau khi có dữ liệu kết quả điểm xét tuyển. Để thực hiện những quy trình này đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, khoảng thời gian từ khi công bố kết quả thi của học sinh đến lúc công bố điểm chuẩn còn khá dài, làm ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh và cha mẹ học sinh. Sở GD-ĐT tiếp thu phản ánh của Báo nêu và sẽ có các biện pháp cải tiến trong các kỳ thi tuyển sinh những năm học tiếp theo, như: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, huy động thêm nhân lực phục vụ công tác tuyển sinh, nghiên cứu bố trí thời gian xử lý các quy trình hợp lý hơn,...


Theo Nhandan

Các tin khác


Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Đề xuất về phương thức tuyển dụng và lương giáo viên trong Dự thảo Luật Nhà giáo

Dự thảo luật quy định chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Định hướng nghề nghiệp - Hướng đến tương lai - Bài 1: Giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội lựa chọn ngành nghề

Hiện đang là giai đoạn nước rút với các sỹ tử trên cả nước trước kỳ thi vào lớp 10 Trung học Phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây cũng là lúc nhiều phụ huynh, học sinh phải đứng trước quyết định lựa chọn môi trường học phù hợp. Do đó, việc chủ động phân luồng hướng nghiệp sớm sẽ giúp phụ huynh và học sinh giảm áp lực thi cử, thêm cơ hội lựa chọn vào các ngành nghề phù hợp với năng lực, rộng cửa nghề nghiệp tương lai cho các em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục