(HBĐT) - Nhiều năm nay, Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học (QLĐT&NCKH) đã chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức đủ năng lực, trình độ, phẩm chất, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, góp quan trọng cùng tập thể Trường Chính trị tỉnh thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD), xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.


Tập thể Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường Chính trị tỉnh.

Đồng chí Bùi Thị Minh Thuỷ, Trưởng phòng QLĐT&NCKH cho biết: Phòng có 8 cán bộ, viên chức có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Bám sát vào định hướng của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường, phòng đã nỗ lực phấn đấu hoàn, thành tốt các nhiệm vụ được giao. Cụ thể, đã tham mưu khảo sát nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm trình tỉnh phê duyệt; chiêu sinh, tuyển sinh các lớp ĐTBD bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện; triển khai và tổ chức thực hiện hoạt động ĐTBD. Tham mưu cho nhà trường phối hợp Sở Nội vụ về xây dựng kế hoạch ĐTBD cán bộ giai đoạn 2021 - 2025; phối hợp tổ chức hội nghị sơ kết công tác phối hợp bồi dưỡng cán bộ mặt trận và các đoàn thể cơ sở giai đoạn 2013 - 2021. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phòng đã tham mưu tổ chức hoạt động giảng dạy trực tuyến đáp ứng yêu cầu.

Xác định công tác quản lý học viên là một trong những khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD của nhà trường, ngay từ đầu khoá học, phòng đã hoàn tất hồ sơ học viên theo đúng quy chế đến từng lớp học, học viên. Từ đó phối hợp các khoa, phòng trực tiếp giảng dạy thực hiện đúng nội dung, đủ chương trình giảng dạy. Các mặt công tác tham mưu về tổ chức khai giảng, bế giảng, quản lý lớp, công tác thi, kiểm tra, bài thu hoạch, đánh giá khoá học, xếp loại học viên được thực hiện theo đúng quy chế đã góp phần duy trì nền nếp, nâng cao chất lượng ĐTBD của nhà trường. Trung bình mỗi năm, phòng đã tham mưu cho Ban Giám hiệu mở lớp ĐTBD với khoảng 3.528 học viên, vượt kế hoạch tỉnh giao. Giai đoạn 2012 - 2022 đã tham mưu mở 547 lớp với khoảng 35.297 học viên. Việc thực hiện quản lý học động giảng dạy, học tập, quản lý hồ sơ, bảng điểm, cấp phép văn bằng, chứng chỉ có nhiều đổi mới, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng ĐTBD của nhà trường.

Đối với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, phòng đã tham mưu ban hành bộ quy chế quản lý đào tạo, quy chế quản lý bồi dưỡng, quy chế thanh tra ĐTBD của Trường Chính trị; tham mưu bổ sung sửa bộ quy chế quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu quản lý; quy chế chi tiêu nội bộ của trường bảo đảm cập nhật những quy định của T.Ư và địa phương, phù hợp với thực tiễn. Từ năm 2012 đến nay, phòng đã tham mưu thực hiện 1 đề tài khoa học cấp bộ, 5 đề tài cấp tỉnh, 10 đề tài cấp trường…, tham mưu tổ chức 5 hội thảo khoa học và hội thảo đề tài cấp tỉnh, 38 hội thảo khoa học cấp trường, 76 đề tài cấp khoa. Qua đó có nhiều sản phẩm cụ thể góp phần nâng cao chất lượng ĐTBD của nhà trường. Phát huy kết quả đạt được, phòng tập trung tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch ĐTBD; nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế đáp ứng yêu cầu mới theo hướng xây dựng trường chuẩn mức 1 vào năm 2026.


Lê Chung


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục