Nếu thí sinh diễn đạt theo những gì mà các tài liệu chuẩn đã hướng dẫn thì sẽ khó đúng hoàn toàn theo đáp án của phần 2 trong câu 1, môn ngữ văn khối C

Câu 1, đề thi ĐH môn ngữ văn khối C của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua như sau: “Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?”.
 
Phổ biến quy chế thi ĐH, CĐ năm 2011 tại điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn - TPHCM. Ảnh: Minh Quyên

Kiến thức trong tài liệu chuẩn

Những ai trực tiếp giảng dạy môn văn THPT đều biết sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011 (Nhà Xuất bản Giáo dục), trang 25 viết: “… Hồ Chí Minh trích tuyên ngôn của Mỹ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và phe đồng minh. Hồ Chí Minh trích tuyên ngôn của Pháp, để sau đó buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ “tự do, bình đẳng, bác ái” đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp”.

Sách Giáo viên Ngữ văn 12 (Nhà Xuất bản Giáo dục năm 2008), trang 38, viết: “Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn… trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập nhằm vừa đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và của văn minh nhân loại, vừa tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo… Nêu nguyên lý về quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc. Từ quyền bình đẳng và quyền tự do của con người mà tác giả suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới…”.

Sách Giáo viên Ngữ văn 12 Nâng cao (Nhà Xuất bản Giáo dục năm 2008), trang 15 và 16 cũng viết: “… Trích từ hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ là những danh ngôn, nghĩa là những chân lý lớn của nhân loại, không ai có thể bác bỏ được. Đồng thời lại là tư tưởng của chính tổ tiên của người Pháp, người Mỹ, vậy không có lý gì mà người Pháp, người Mỹ dù là thực dân đế quốc đi nữa, lại dám phản bác lại tổ tiên của mình”; “trích dẫn hai bản tuyên ngôn kia thì có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, trong đó cách mạng Việt Nam đã cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng Pháp và Mỹ…”.

Các sách nói trên đều là tài liệu chuẩn trong giảng dạy và học. Và đương nhiên, thí sinh cũng phải dựa vào đó để làm bài thi, cụ thể là sẽ trả lời: 

- Đó là các bản tuyên ngôn bất hủ, nổi tiếng được cả loài người thừa nhận. Qua đó tranh luận ngầm với Pháp và Mỹ rằng chính tổ tiên họ đã vạch ra các chân lý đó nên nếu họ xâm lược Việt Nam thì sẽ vi phạm các điều ước của chính tổ tiên mình.

- Cuộc Cách mạng Tháng Tám đã cùng một lúc giải quyết xong cả hai nhiệm vụ: giải phóng dân tộc (như cách mạng Mỹ) và thiết lập chế độ dân chủ (như cách mạng Pháp), nên lấy hai bản tuyên ngôn này làm tiền đề là hợp lý.

- Đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam lên ngang hàng với hai bản tuyên ngôn của hai nước lớn trên thế giới cũng có nghĩa là khẳng định tư thế độc lập ngang hàng với các nước khác. Từ tuyên ngôn độc lập của một nước, tác giả muốn suy rộng ra quyền độc lập của tất cả các nước.

Và… đáp án

Trong khi đó, đáp án của Bộ GD-ĐT đưa ra cho phần 2 của câu 1 là:

- Nêu lên những nguyên lý chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới (0,5 điểm).

- Đưa ra những lý lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận bản tuyên ngôn (0,5 điểm).

Đáp án của Bộ GD-ĐT nêu 2 ý trên tuy không sai nhưng rõ ràng là chung chung, chưa cụ thể. Và trong trường hợp thí sinh làm đúng những gì mà các tài liệu chuẩn đã hướng dẫn nhưng không đúng hoàn toàn theo đáp án thì giám khảo sẽ chấm điểm như thế nào?
 
 
                                                                        Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục