Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi khám chữa bệnh cho các bệnh nhân tham gia BHYT.

Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi khám chữa bệnh cho các bệnh nhân tham gia BHYT.

(HBĐT) - Kim Bôi là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao được hưởng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30A của Chính phủ, trong đó có chính sách hỗ trợ 100% thẻ BHYT cho các đối tượng là hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, người nghèo đã được tiếp cận với các dịch vụ y tế tốt để khám - chữa bệnh, điều mà nếu như không có thẻ BHYT thì người nghèo không thể có khả năng tài chính để chi trả.

 

Bà Bùi Thị Viên ở xóm Nội Sung, xã Hạ Bì đã 8 năm sống chung với căn bệnh suy thận, cũng là 8 năm gia đình đối mặt với vô vàn khó khăn vì tính chi phí cho mỗi tháng lọc thận lên tới hàng chục triệu đồng. Với một gia đình thuần nông như bà Viên, thu nhập ít ỏi thì mức chi phí đó nằm ngoài khả năng. Tuy vậy, nhờ được hỗ trợ 100% thẻ BHYT, từ năm 2008 đến nay, bà Viên đã được điều trị bằng những phương pháp y học tốt nhất mà không mất tiền chi phí thuốc. Bà Viên là bệnh nhân suy thận ở cấp độ 4B phải đặt máy lọc màng bụng, mỗi ngày lọc 4 túi dịch. Do điều kiện khó khăn, các con phải lo làm kinh tế để trang trải cuộc sống và chữa bệnh cho mẹ nên mặc dù sức khỏe yếu nhưng mỗi tháng bà phải trực tiếp về Bệnh viện Bạch Mai để khám định kỳ và nhận khoảng 30 thùng thuốc. Mỗi chuyến đi bà phải di chuyển bằng nhiều loại phương tiện, tính chi phí cũng đến 2 triệu đồng. Vì nghèo nên không như người bệnh khác được chăm sóc y tế tại bệnh viện hay có y, bác sỹ hỗ trợ hàng ngày mà chủ yếu do bà Viên tự chăm sóc cho bản thân, từ việc truyền dịch cho đến tiêm thuốc. Theo bà Viên, được như thế này đã là niềm hạnh phúc khi hàng ngày được nhìn thấy con cháu lớn khôn, trưởng thành.

 

Bà Viên là một trong số rất nhiều người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn đã được hỗ trợ khám - chữa bệnh nhờ BHYT. Bởi trên thực tế, những người nghèo phải nằm viện, chưa cần nói đến chi phí khám - chữa bệnh chỉ tính tiền ăn uống, đi lại hàng ngày cũng là cả một vấn đề lớn. Đến Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi, chúng tôi càng cảm nhận được ý nghĩa lớn mà BHYT đã đem lại cho người nghèo. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và địa phương, hiện nay Bệnh viện huyện đã được đầu tư, nâng cấp khá quy mô với 225 giường, trong đó Bệnh viện trung tâm 205 giường, Phòng khám Đa khoa Vĩnh Bình 20 giường cùng nhiều máy móc, thiết bị y tế hiện đại như: máy siêu âm 4 chiều; máy điện tim, máy chụp X-quang... Bên cạnh đó là đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn vững, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp đã góp phần xóa đi những lo lắng cho những bệnh nhân nghèo khi đến khám và điều trị. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 200 lượt bệnh nhân, trong đó có tới hơn 99% là có thẻ BHYT.

 

Đồng chí Vũ Hồng Thái, Giám đốc BHXH huyện Kim Bôi cho biết: Huyện hiện có tổng dân số gần 116.000 người, trong đó, số thẻ BHYT cấp cho hộ nghèo hàng năm là 12.453 thẻ, hộ cận nghèo 398 thẻ; người dân tộc thiểu số 77.184 thẻ, còn lại là các đối tượng khác. Trung bình mỗi năm, có trên 40.000 lượt người khám, chữa bệnh bằng BHYT với mức chi phí gần 20 tỷ đồng. Riêng năm 2015, số tiền BHXH huyện Kim Bôi chi trả cho khám - chữa bệnh bằng BHYT gần 15 tỷ đồng cho khoảng 44.000 lượt người, trong đó, nội trú trên 10.000 lượt với số tiền gần 8 tỷ đồng, ngoại trú hơn 36.000 lượt với số tiền gần 7 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm nay, số lượt người khám - chữa bệnh BHYT đã lên tới gần 23.000 với tổng chi phí hơn 8,6 tỷ đồng. Công tác giám định BHYT luôn được  BHXH huyện Kim Bôi chú trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất, đúng quy định và bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người bệnh. Do vậy, trong nhiều năm qua, trên địa bàn không có các trường hợp khiếu kiện hay bức xúc của người dân về chế độ, chính sách BHYT.

 

                                                                                

 

                                                            Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục