Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 


Lãnh đạo Chi cục ATTP và đại diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Hòa Bình ký cam kết ATTP.

Phát biểu phát động Tháng hành động vì ATTP, lãnh đạo Sở Y tế cho biết: Trong những năm qua, công tác đảm bảo ATTP được các cấp, ngành, người dân quan tâm. Riêng tại tỉnh Hòa Bình, Ban Chỉ đạo ATTP từ tỉnh đến huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn đã có sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác quản lý chất lượng vệ sinh ATTP; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh ATTP rộng rãi trong cộng đồng. Tuy nhiên, công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP tại tỉnh còn đối mặt với những thách thức lớn. Tháng hành động vì ATTP năm 2024 với chủ đề "Tiếp tục bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới'', thực hiện từ ngày 15/4 đến 15/5/2024, tập trung vào các mục tiêu cụ thể: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cả cộng đồng trong bảo đảm an ninh, ATTP; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, ATTP; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định ATTP; nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn...

Tại lễ phát động, Chi cục ATTP đại diện cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh đã ký cam kết ATTP với đại diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Hòa Bình.

Sau buổi lễ, đoàn diễu hành cổ động đã đi qua các cung đường chính trên địa bàn TP Hòa Bình để tuyên truyền, lan tỏa các thông điệp bảo đảm ATTP nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về ATTP, góp phần hạn chế thấp nhất nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Hương Lan


Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục