(HBĐT) - Xã Phú Lương (Lạc Sơn) có địa bàn rộng với 25 xóm, chia thành 2 KDC ngăn cách bởi con sông Bưởi. Việc đi lại của người dân chủ yếu là qua các cây cầu treo. Thế nhưng những cây cầu ở xã vùng sâu này được xây dựng đã lâu, hiện xuống cấp trầm trọng…

 

Cầu treo xóm Băn, xã Phú Lương (Lạc Sơn) được xây dựng năm 1985, hiện xuống cấp trầm trọng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lương Bùi Văn âu cho biết: Hiện, Phú Lương có 4 cây cầu treo bắc qua sông Bưởi đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Đó là các cây cầu: Giang, Băn, Báy và Rẽ, trong đó, cầu Băn, Rẽ và Giang là trầm trọng nhất.  

Chúng tôi có mặt ở cầu Giang, cây cầu nối xóm Giang (76 hộ dân) với các xóm khác ở bờ phải sông Bưởi khi có rất đông học sinh dắt xe đạp qua cầu để đến trường tập trung sau hơn tháng nghỉ hè. Có lẽ trường hợp của một cháu bé bị lọt khỏi cầu rơi xuống sông chưa khiến các bậc phụ huynh ở xóm này lo lắng hoặc do quá bận rộn nên hầu như các em học sinh tự dắt nhau đi qua cầu. Cây cầu dài khoảng 70 m, đuợc xây dựng từ năm 2008, hiện chỉ còn lại khung cầu, mặt cầu đều đuợc ghép lại từ những đoạn tre to, nhỏ đủ kích thước. Do đó, mặt cầu rất chông chênh, nhiều đoạn tre đã mục nát, để lộ khoảng trống rộng đến 30 cm.

Ông Bùi Văn Khần, xóm Khạ, xã Phú Lương hầu như ngày nào cũng có việc đi qua cầu nên có “kinh nghiệm” để đảm bảo qua cầu an toàn nhất. Thế nhưng mỗi lần qua cầu, ông vẫn căng thẳng vì một nỗi ám ảnh. ông nhớ lại: “Có dạo, nhiều khúc tre trên cầu bị rơi xuống sông, chưa kịp thay nên để lộ khoảng trống đủ lọt một đứa trẻ. Đã 2 lần tôi đi xe máy qua bị lọt bánh trước, may mà mình chủ động, không thì cả người và xe đã rơi xuống sông rồi, hãi lắm”.

 

Còn bà Bùi Thị Mình (xóm Giang), do ruộng canh tác nằm hết phía bờ phải sông Bưởi nên ngày nào bà cũng phải đi qua cầu. Bà Mình cho biết: “Chúng tôi cùng nhau góp tre, trực tiếp sửa lại cầu nhưng chỉ được một thời gian, tre mục, có khúc tuột dây thép, rơi xuống sông. Vào mùa mưa, tre mục nhanh hơn, các cháu học mầm non đều phải có bố, mẹ đưa đón. Nhìn chung, khung cầu trông vẫn tốt nên giờ làm lại mặt cầu là đi lại thuận tiện”.  

Có cùng “độ tuổi” với cầu Giang nhưng cầu Rẽ, thuộc xóm Rẽ (Phú Lương) trong còn rệu rã hơn. Xét ở “phần cứng” (khung cầu, dây cáp…) thì cầu Rẽ cũng được bà con đánh giá là còn tốt. Thế nhưng vì đây là cây cầu liên xã, nối các xóm Rẽ, Thếnh, Thơng (Phú Lương) với tỉnh lộ 436 và các xóm của xã Gia Mô (Tân Lạc) nên hàng ngày, có hàng trăm người và phương tiện qua lại. Do đó, mặt cầu chắp vá từ tre, gỗ bị gãy mục, để lộ nhiều khoảng trống. Nhìn qua những khoảng trống đó, chúng tôi lạnh người trước những mỏm đá nhấp nhô dưới dòng sông Bưởi.  

Qua ghi nhận thực tế, nếu so về độ “liều lĩnh” thì bà con xóm Băn chắc đứng đầu. Ngay đầu cầu phía xóm Băn, những ván gỗ mỏng được chắp lại rất sơ sài, một khoảng trống rộng khoảng 1 m2 xuất hiện, nếu đi qua cầu lần đầu hoặc say rượu thì nguy cơ bị rơi xuống sông rất cao. Chưa kể, trên mặt cầu, có trên 10 khoảng trống “tử thần” do các ván gỗ xộc xệch hoặc bị mục, gãy tạo ra. Ngoài ra, lớp bê tông gia cố trụ cầu hiện đã xuất hiện nhiều vết nứt, nhiều vị trí, vữa đã bong ra. Gọi là lan can cầu nhưng thực ra là 2 dây thép chăng song song 2 bên thành cầu, chỉ cao chừng 50 cm nếu tính từ mặt cầu. Theo đồng chí Bùi Văn Trọng, cán bộ giao thông - thuỷ lợi xã Phú Lương, cầu Băn xây dựng từ năm 1985, đến năm 2010, cầu được thay dầm và sửa chữa lại một số hạng mục nhưng không đáng kể. “Đây là cây cầu có vai trò rất quan trọng trong sản xuất, giao lưu, trao đổi giữa các xóm trên địa bàn xã Phú Lương nên lưu lượng đi lại đông, dẫu tiềm ẩn nhiều nguy hiểm”, đồng chí Trọng cho hay.  

Phú Lương thuộc vùng 135, kinh tế còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém. Bà con nơi đây rất mong sự quan tâm của các cấp chính quyền, sửa chữa, xây mới lại những cây cầu đã và đang xuống cấp trầm trọng như hiện nay. Đó là mong ước chính đáng, khi mà họ hàng ngày phải lưu thông trên những nhịp cầu chắp vá, chông chênh.

 

                                                                        Viết Đào

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục