(HBĐT) - Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại các nước trên thế giới. ở Việt Nam sốt xuất huyết xảy ra tại 48 tỉnh, thành phố. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 49 nghìn trường hợp, trong đó, 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2015, số mắc tăng cao và có nguy cơ lan rộng, tập trung tại một số tỉnh miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên (khu vực Tây Nguyên chiếm khoảng 50%). Đến nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

 

Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt không để muỗi trú ngụ, sinh sôi là phương pháp hữu hiệu phòng - chống sốt xuất huyết. ảnh: Chụp tại thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn.

 

Biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, loăng quăng (bọ gậy) và phòng, chống muỗi đốt. Nguyên nhân gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết thời gian qua là do hiện tượng Enino, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ tăng dẫn đến hạn hán. Các địa phương tích trữ nước nhiều mà không được xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho loăng quăng, bọ gậy phát triển. Thêm vào đó, ở một số khu vực trước đây không lưu hành sốt xuất huyết (khu vực Tây Nguyên) nên khả năng miễn dịch thấp, dẫn đến dễ mắc bệnh.

 

Ông Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Trong năm 2015, toàn tỉnh phát hiện 21 trường hợp bị sốt xuất huyết chủ yếu là những người địa bàn ở Hà Nội về lưu trú tại địa phương. Từ đầu năm đến nay, các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh chưa phát hiện trường hợp bị bệnh. Để phòng bệnh sốt xuất huyết và Zika xảy ra, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chủ động chuẩn bị đủ cơ số thuốc, thiết bị, hóa chất. Tuy nhiên, mùa mưa là thời điểm thuận lợi để muỗi phát triển và truyền bệnh nên người dân không thể chủ quan. Do vậy, cần triển khai loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ  hàng tuần; thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, rác thải sinh hoạt, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén, bát, thay nước bình hoa/bình bông. Phòng - chống muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay; ngủ trong màn kể cả ban ngày; dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...; dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

 

Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở khám để được tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà. Dấu hiệu của bệnh như sốt cao đột ngột 39 - 40O C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.  Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu. Có thể nổi mẩn, phát ban. ở thể nặng có dấu hiệu xuất huyết như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen (do bị xuất huyết nội tạng); đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp) nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

 

                                                                                 Việt Lâm

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục