Tỉnh Lai Châu đã và đang tiếp tục chỉ đạo các lực lượng tập trung hỗ trợ, cấp cứu những nạn nhân trong vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm; tiếp tục tìm kiếm những người tham gia ăn uống tại đám ma để đưa về các cơ sở y tế thăm khám điều trị….

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải thăm các nạn nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Cổng TTĐT tỉnh Lai Châu cho biết, tính đến chiều 15/2 đã có thêm 6 nạn nhân được đưa về cơ sở y tế điều trị. Như vậy con số nạn nhân bị ảnh hưởng đã tăng lên 37 người. 

Trong số đó có 10 ca đang cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu; 3 ca chuyển đi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai để hỗ trợ lọc máu và chạy thận nhân tạo; 10 ca đang được cấp cứu, điều trị tại Trung tâm y tế huyện Phong Thổ; 3 ca đang được theo dõi, điều trị tại trạm y tế xã; 4 ca có biểu hiện bệnh nhẹ đã cho về theo dõi, chăm sóc tại gia đình.

Bác sỹ Đỗ Văn Giang, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết: Được sự hỗ trợ từ các bác sỹ của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vẫn đang tập trung lực lượng, ưu tiên cho việc khám chữa cho các bệnh nhân. Cơ bản đến hiện nay thì tình hình các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện đã có những chuyển biến tích cực.

Hiện nay, tỉnh Lai Châu vẫn tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng và chính quyền cơ sở tiếp tục tập trung khắc phục vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm với các nội dung chủ yếu như: Chỉ đạo ngành Y tế huy động tối đa nhân lực, phương tiện, máy móc, thiết bị, thuốc, vật tư y tế, phối hợp với các bác sỹ được tăng cường hỗ trợ của Trung ương kịp thời phân loại, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân tại chỗ và tại các tuyến điều trị, hạn chế thấp nhất số lượng bệnh nhân tử vong mới. Theo dõi sát, cập nhật diễn biến tình hình cứu chữa người bệnh để kịp thời báo cáo UBND tỉnh và đề xuất biện pháp xử lý.

Tỉnh cũng chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức xác minh và tuyên truyền vận động người dân trong xã, trong bản và các xã lân cận tham gia tại đám tang, khi có các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc thực phẩm như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn v.v. thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, cứu chữa kịp thời; điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ việc, sớm có kết quả công bố cho nhân dân được biết để yên tâm ổn định tình hình; đồng thời có biện pháp khẩn cấp tuyên truyền, khuyến cáo, ngăn ngừa các nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong nhân dân; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng ngày.

Tỉnh Lai Châu cũng đã và đang huy động các nguồn nhân lực tại địa phương tham gia hỗ trợ người dân tổ chức tang lễ cho các nạn nhân tử vong, ổn định tình hình, không để nhân dân hoang mang tư tưởng, kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động chống phá. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân không tổ chức ăn, uống tập trung tại các đám tang còn lại; tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời và đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách hỗ trợ đối với các gia đình có người chết, người nằm viện và người bị ảnh hưởng đến vụ việc. Tính đến nay, mức hỗ trợ đối với gia đình có người chết là gần 18 triệu đồng/hộ; nạn nhân đang nằm viện là 2 triệu đồng/người.

Cho đến thời điểm chiều ngày 15/2 thì vẫn chưa có kết quả xét nghiệm xác định nguyên nhân vụ việc của cơ quan chức năng.

 Thông tin từ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày 16/2 cho biết, Trung ương Hội đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp 110 triệu cho các gia đình có người tử vong và nằm viện do ngộ độc thực phẩm tại xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. 

Theo đó, gia đình có người tử vong sẽ được hỗ trợ 5 triệu đồng/người; gia đình có người nằm điều trị tại bệnh viện sẽ nhận 2,5 triệu đồng/người. Số tiền này đã được chuyển tới địa phương, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lai Châu sẽ trực tiếp chuyển số tiền hỗ trợ này tới tận tay các gia đình có người bị ngộ độc, tử vong bắt đầu từ ngày 16/2.

 

                                                                      TheoBaochinhphu

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục