(HBĐT) - Sáng 12/4, Tại tỉnh Lào Cai, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, cùng Bộ Trưởng Bộ y tế, lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan và đại diện 63 điểm cầu toàn quốc. Tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

 

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì đầu cầu Hòa Bình.

 

Theo kết quả điều tra đến năm 2016, Việt Nam đã ghi nhận được trên 5.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc. Trong đó có gần 200 loài có tiềm năng khai thác và phát triển trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc trong nước và hướng tới xuất khẩu như: Quế, hồi, hòe, actiso, sa nhân, kim tiền thảo, đinh lăng, thảo quả….Việc nuôi trồng cây dược liệu cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, đặc biệt là có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3-5 lần so với trồng một số loại cây trồng nông nghiệp khác như lúa, ngô, sắn. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ dược liệu Việt Nam là rất lớn, bao gồm: Hệ thống khám chữa bệnh bằng YHCT gồm có 63 bệnh viện YHCT công lập; hệ thống bệnh viện đa khoa có khoa YHCT hoặc tổ YHCT; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT và gần 7.000 cơ sở hành nghề YHCT tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh. Đồng thời cả nước có 226 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được cấp số đăng ký lưu hành sử dụng dược liệu làm nguyên liệu làm thuốc trong sản xuất. Nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước ước tính khoảng 60.000-80.000 tấn dược /năm, trong đó có rất nhiều dược liệu có tiềm năng nuôi trồng trong nước. Tuy nhiên, hiện nay việc bảo tồn và phát triển cây dược chưa được quan tâm, chú trọng tương xứng với tiềm năng. Việc khai thác và sử dụng cây dược liệu còn tồn tại nhiều vấn đề đặt ra. Tiềm năng rất lớn tuy nhiên nguồn dược liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu, 75% còn lại vẫn phải nhập khẩu.

 

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận nêu rõ thực trạng phát triển dược liệu của nước ta hiện nay và đề nghị xây dựng quy hoạch vùng phát triển dược liệu, những chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi trồng dược liệu với quy mô lớn như hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế…

 

Kết luận tại hội nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Nước ta có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ưu đãi để phát triển dược liệu quý hiếm, đó là tài sản vô giá để người dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu. Mặt khác, cây dược liệu có thị trường lớn với lượng dân số lớn và có tiềm năng xuất khẩu. Do vậy, Bộ y tế và các bộ ngành cần có chính sách đặc thù tạo điều kiện phát triển trồng, chế biến dược liệu. Phát triển dược liệu trở thành một trong những chiến lược quan trọng của ngành y tế. Phát triển nguồn gien dược liệu quý, đầu tư phát triển các bài thuốc quý có giá trị trở thành sản phẩm quốc gia như sản phẩm Trinh nữ hoàng cung. Phát triển y dược học cổ truyền với y học hiện đại. Đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng dược liệu.  Bộ y tế và Bộ NN&PTNT xây dựng quy trình chuẩn nuôi trồng dược liệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng nuôi trồng và chế biến dược liệu. Các bộ ngành cần giám sát chặt chẽ việc xuất nhập khẩu dược liệu. Tăng cường khám chữa bệnh y học cổ truyền và sử dụng dược liệu. Các địa phương cần quy hoạch, tạo cơ chế chính sách để sản xuất, nuôi trồng dược liệu địa phương chuyên canh với quy mô lớn.Vận động người dân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn dược liệu địa phương.

 

 

                                                                    Việt Lâm

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục