(HBĐT) - Từ ngày 1/6/2017, các cơ sở y tế sẽ chính thức áp dụng mức viện phí mới bao gồm hơn 1.900 dịch vụ y tế. Đối tượng áp dụng trong lần điều chỉnh này là những người dân chưa tham gia BHYT và những người có thẻ BHYT nhưng đi khám, chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT… Mức giá tăng lần này có thể từ 2-3 lần so với trước.

Người tham gia BHYT sẽ được hưởng quyền lợi khi khám, chữa bệnh tại các bệnh viện công lập. ảnh: Người dân làm thủ tục thanh toán BHYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Ngày 7/5 vừa qua, bà Quách Thị Son, 77 tuổi ở xóm Xưa Hạ, xã Xuất Hóa, huyện  Lạc Sơn vào điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng mê man bất tỉnh. Sau 3 ngày điều trị, bệnh tình của bà đã thuyên giảm. Qua tính toán của khoa chỉ trong 3 ngày điều trị, gia đình bà Son phải chi trả khoảng hơn 4 triệu đồng tiền thuốc, viện phí, điều trị, giường nằm… Nếu phải điều trị lâu thì việc chi trả là gánh nặng lớn cho gia đình.  

Chị Bùi Thị Thoa, cháu bà Son cho biết: Trước đây, gia đình thuộc diện được Nhà nước cấp thẻ BHYT. Từ khi không được cấp nữa, bà lại không chủ động mua nên bà không có thẻ BHYT. Khi vào viện mới biết chi phí điều trị cao nên cả gia đình rất sốt ruột. Được biết, từ ngày 1/6, giá điều trị khám - chữa bệnh tăng thì chi phí điều trị còn cao hơn nhiều.  

Cùng chia sẻ với nỗi lo tăng viện phí, ông Bùi Văn Thi, 56 tuổi ở xóm Tam, xã Thanh Hối (Tân Lạc) cho biết: Trước đây, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo nên được cấp thẻ BHYT. 2 năm trở lại đây, gia đình tôi đã thoát nghèo, tôi cũng không mua thẻ BHYT. Năm ngoái, tôi bị bệnh đi điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh, gia đình đã phải chi trả 11 triệu đồng. Với những gia đình không có điều kiện, khoản chi trả này là rất lớn. Nhiều hộ còn không có khả năng trả. Nếu tôi có thẻ BHYT thì sẽ không phải trả khoản này hoặc trả ít hơn. Vừa qua, nghe thông tin về việc tăng viện phí nên tôi cũng lo lắng. Mua BHYT có nhiều cái lợi. Ra viện lần này, tôi sẽ tham gia mua BHYT để đề phòng những lúc ốm đau, bệnh tật.  

Bác sĩ Tạ Duy Kiên, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Bà Son là một trong những bệnh nhân của khoa đang điều trị không có BHYT. Bà nhập viện trong tình trạng bị đột quỵ và phải điều trị khoảng 10 ngày mới ra viện. Không chỉ có bà Son thỉnh thoảng khoa có tiếp nhận những bệnh nhân không có BHYT điều trị. Với những người không tham gia BHYT thiệt thòi lớn.  

Tại Khoa Hồi sức tích cực, bác sĩ Hoàng Công Tình, Phó trưởng khoa cho biết: Khi bệnh nhân vào khoa điều trị, việc chi phí rất tốn kém. Nhiều trường hợp chi phí trung bình từ 1-2 triệu đồng/ngày, có trường hợp bệnh nặng gần 3 triệu đồng/ngày.  Từ ngày 1/6/2017 sẽ tăng viện phí cho đối tượng không có thẻ thì việc chi phí tăng lên gấp bội. Nếu như điều trị hàng tháng, gia đình có thể khánh kiệt vì phải nằm viện. Khi lâm bệnh là gánh nặng lớn cho gia đình. Do vậy, giảm bớt gánh nặng khi nằm viện, cách tốt nhất là người dân phải tham gia BHYT. Đây là cách chăm lo cho bản thân và gia đình.  

 

                                                                     Việt Lâm

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục