(HBĐT) - Theo Bác sỹ Quách Thiên Tường, Phó Giám đốc BVĐK tỉnh, từ ngày 1/6 đến nay, đợt nắng nóng đỉnh điểm trên 40 - 41 độ C phá vỡ kỷ lục ở Hoà Bình nói riêng và các tỉnh phía Bắc nói chung đã khiến lượng bệnh nhân đến khám BVĐK tỉnh tăng từ 10%-15% so với bình thường. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài Bệnh viện sẽ có nguy cơ bị quá tải.


Do thời tiết nắng nóng, số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại Khoa Hồi sức cấp cứu - BVĐK tỉnh những ngày qua tăng từ 10% -15% so với bình thường

 

Trung bình mỗi ngày, Khoa hồi sức cấp cứu BVĐK tỉnh tiếp nhận khoảng từ 40-50 bệnh nhân đến khám và cấp cứu, chủ yếu là trẻ em và người cao tuổi. Bác sỹ Tạ Huy Kiên, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu cho biết: đối với trẻ em, đa số là mắc các bệnh sốt virus, tiêu chảy, viêm đường hô hấp. Ở bệnh nhân cao tuổi các bệnh chủ yếu là đường hô hấp, tai biến mạch máu não...Để ứng phó với thời tiết nắng nóng, các Khoa trong bệnh viện đã tăng cường quạt, nước uống cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại các khu chờ khám bệnh. Các bác sĩ bắt đầu khám cho bệnh nhân sớm hơn thông lệ 30 phút. Bác sỹ Kiên cho biết thêm: dự báo số lượng bệnh nhân có thể sẽ tăng vọt trong những ngày tới, ngay cả khi đợt nóng kết thúc, bởi lúc này, khi nền nhiệt thay đổi cũng là lúc cơ thể không kịp thích nghi nên càng dễ nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.

Thực tế cho thấy, thời tiết đang diễn biến phức tạp, khó lường, nắng nóng trên địa bàn tỉnh ta và các tỉnh, thành phố phía Bắc có thể sẽ còn kéo dài, nhiệt độ chắc chắc còn lên cao trong những ngày tới, nên nguy cơ sốc nhiệt rất dễ xảy ra, đặc biệt, với những người phải đi ngoài đường và làm việc ngoài trời. Theo Bác sỹ Tô Thanh Huyền, Phó Trưởng Khoa Nội Tổng hợp, BVĐK tỉnh, sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt. Sốc nhiệt có thể gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Mặc dù sốc nhiệt chủ yếu ảnh hưởng tới những người trên 50 tuổi nhưng người trẻ cũng rất dễ gặp.

Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ liên quan tới nhiệt như chuột rút, ngất xỉu và kiệt sức vì nóng. Nhưng sốc nhiệt cũng có thể không có dấu hiệu báo trước. Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài. Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm: buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng, đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê. Sốc nhiệt rất dễ ảnh hưởng tới người cao tuổi sống trong các căn hộ hoặc nhà thiếu điều hòa không khí hoặc nhà không được thông khí tốt khi nắng nóng. Các nhóm nguy cơ cao khác bao gồm người ở bất cứ lứa tuổi nào không uống đủ nước, có bệnh mạn tính hoặc những người uống quá nhiều bia, rượu. Trẻ em, người mắc các bệnh như tim, phổi, cao huyết áp…đềucó nguy cơ dễ bị sốc nhiệt. Do đó, để phòng bệnh khi thời tiết nắng nóng, người già và trẻ nhỏ cần phải uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các loại trái cây để tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt cần tránh ra trời nắng trong khoảng từ 10-16 giờ bởi đây là thời điểm nắng gắt, tia tử ngoại cao. Ngoài ra, nhiệt độ trong phòng điều hoà và ngoài trời không được để chênh lệch quá lớn, tốt nhất nên bật ở mức từ 25-27 độ C. Cùng bên đó, cần tránh sử dụng chất lỏng có cafein hoặc cồn, bởi cả hai chất này có thể khiến cơ thể mất nhiều dịch hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt. Không uống nước chứa muối khi không có chỉ định của bác sĩ...

 

                                                                                             Đức Phượng


Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục