(HBĐT) - Tính đến nay, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Đề án "Đổi mới công tác cai nghiện ma tuý đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ, công tác cai nghiện của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Bước đầu xây dựng được mạng lưới cơ sở điều trị cai nghiện ma tuý có đủ năng lực, cơ bản đáp ứng yêu cầu về công tác điều trị, cai nghiện...


Cũng như nhiều người nghiện ma tuý khác trên địa bàn phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình hơn 3 năm qua, hàng ngày anh L.N.G ở tổ 19, đều đặn đến Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh để uống methandone vào khung giờ nhất định. Anh cho biết: Bản thân tôi là người nghiện ma túy lâu năm, từng cai nghiện nhiều lần nhưng không thành công. Sau khi tham gia điều trị thay thế bằng methadone đến nay tôi đã từ bỏ hẳn, không còn phụ thuộc vào ma túy. Sức khỏe được hồi phục, tinh thần thoải mái, cải thiện được các mối quan hệ gia đình và xã hội, có khả năng lao động bình thường.


Trong quá trình điều trị cai nghiện, cắt cơn tại Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội tỉnh, các học viên còn được đào tạo các nghề, giúp ích cho họ sau khi tái hoà nhập cộng đồng.

Điều đó, được chị Bùi Thị Bích Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Đồng Tiến là người nhiều năm tham gia các dự án hỗ trợ người cai nghiện tại cộng đồng của phường Đồng Tiến ghi nhận. Theo chị Hồng, qua theo dõi trong thời gian dài, kể từ khi anh L.N.G sử dụng methadone thay thế đã không còn sử dụng ma tuý. Sau khi được cán bộ của chương trình hỗ trợ người sau cai nghiện tại cộng đồng tư vấn, anh L.N.G đã vay vốn, phát triển kinh tế gia đình bằng việc chăn nuôi lợn và tự giết mổ để bán thịt. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình dần ổn định.

Không chỉ ở thành phố Hoà Bình mà ở huyện vùng cao Mai Châu, công tác cai nghiện cho người nghiện ma tuý bằng phương pháp thay thế methadone cũng đạt được những hiệu quả tích cực. Cơ sở điều trị thay thế các dạng thuốc phiện bằng methadone huyện Mai Châu được thành lập cuối năm 2013. Đến nay, đã cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng methadone cho 160 người nghiện trên địa bàn huyện. Quá trình điều trị, hầu hết người bệnh chấp hành tốt thời gian uống thuốc; thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sỹ; 100% người bệnh phục hồi sức khỏe và tham gia lao động cùng gia đình phát triển kinh tế, hòa nhập cộng đồng...

Đồng chí Hoàng Kiên Giang, Chi cục phó Chi cục Phòng, chống TNXH tỉnh cho biết: Không riêng các cơ sở điều trị thay thế các dạng thuốc phiện bằng phương pháp thay thế methadone mà sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Đề án "Đổi mới công tác cai nghiện ma tuý đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã bước đầu xây dựng được mạng lưới cơ sở điều trị, cai nghiện ma tuý có đủ năng lực, cơ bản đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ điều trị cai nghiện. Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện tiếp cận và sử dụng dịch vụ điều trị, cai nghiện ma tuý.

Theo thống kê, tính đến tháng 7/2017, toàn tỉnh có 2 cơ sở cai nghiện tự nguyện ngoài công lập, 2 cơ sở là đơn vị sự nghiệp do Sở LĐ-TB&XH quản lý và 5 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng methandone, trong đó có 2 cơ sở do Sở LĐ-TB&XH quản lý, 3 cơ sở do Sở Y tế quản lý gồm các điểm tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, huyện Mai Châu và huyện Lương Sơn. Theo đó, các cơ sở điều trị cai nghiện các dạng thuốc phiện bằng methadone thay thế đang điều trị cho trên 600 người nghiện. Ngoài ra, từ năm 2014 đến nay, tại 2 cơ sở cai nghiện, phục hồi của tỉnh đã tổ chức điều trị, cai nghiện cho gần 1.300 lượt người nghiện ma tuý. Trong đó có 222 người thuộc diện cai nghiện bắt buộc; cai tự nguyện cho gần 700 lượt người. Nhằm tăng cường sự tiếp cận của người dân cai nghiện, sau cai nghiện tại cộng đồng với các dịch vụ y tế và xã hội, những năm qua, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các ngành, cấp tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác này. Đồng thời, phối hợp với Sở Y tế tư vấn, chăm sóc hỗ trợ, điều trị nghiện ma tuý, tái hoà nhập cộng đồng cho hàng trăm lượt người cai nghiện tại gia đình và cai nghiện tại cộng đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ở tỉnh vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định như: số người tham gia cai nghiện tại gia đình, cộng đồng còn ít, hiệu quả chưa cao; việc áp dụng các biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do các quy định của pháp luật chưa đồng bộ; tình trạng sử dụng ma tuý trái phép và số người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều; tội phạm ma tuý vẫn có những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện Đề án đã trở thành nền tảng, cơ sở để tỉnh tiếp tục triển khai các bước tiếp theo nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác điều trị, cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục