(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 90.626 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXHD), 24 trường hợp tử vong. Hà Nội ghi nhận 17.027 bệnh nhân mắc SXHD, bảy trường hợp tử vong (số tử vong cao nhất cả nước).


Theo Cục trưởng Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu, Việt Nam có lưu hành của cả bốn tuýp vi rút. Khi có thay đổi sự lưu hành của tuýp vi rút, dịch bệnh rất dễ bùng phát nếu cộng đồng chưa có miễn dịch với tuýp vi rút này. Tại Hà Nội, thời gian qua đã có sự xuất hiện của virus tuýp 4 bên cạnh sự lưu hành trước nay của visus tuýp 1, 2. Đây được nhận định là một trong những nguyên nhân khiến người dân tại Hà Nội chưa có miễn dịch với tuýp này và dễ mắc lại SXHD.

Sau khi hút máu người có chứa virus dengue, thời kỳ ủ bệnh ở trong muỗi khoảng 10-12 ngày. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vi rút nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi. Sau thời kỳ này, muỗi trở thành nhiễm virus và có thể truyền virus dengue cho những người khác khi muỗi đốt. Mặt khác muỗi Aedes còn có thể truyền virus trực tiếp từ người này sang người khác bằng sự thay đổi vật chủ khi bữa ăn máu bị gián đoạn. Chính sự hút máu nhiều lần của muỗi có thể giải thích tính bùng nổ tự nhiên của các vụ dịch với việc tìm thấy ít các số lượng muỗi cái trong ổ dịch.


Trước tình hình số ca mắc sốt xuất huyết vẫn tăng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo những người đã mắc sốt xuất huyết cũng cần nằm màn để tránh muỗi vằn đốt, truyền bệnh cho mọi người chung quanh.

Theo phân tích của các chuyên gia truyền nhiễm, khả năng truyền virus sang người lành được thực hiện khi muỗi hút máu bệnh nhân trong thời kỳ nhiễm vi rút huyết. Nhiễm vi rút huyết có thể có 6 -18 giờ trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Như vậy bệnh nhân là nguồn lây ngay trước thời kỳ sốt và cho đến khi hết sốt, trung bình là 6 -7 ngày.

Theo đó, bác sĩ khuyến cáo, nguồn bệnh SXHD là người mang vi rút dengue, đặc biệt là những người mắc bệnh ở thể nhẹ hoặc người nhiễm virus mà không phát bệnh đóng một vai trò quan trọng trong việc lây lan dịch bệnh, bởi vì những người này vẫn đi lại được, họ có thể di chuyển và mang virus từ vùng này sang vùng khác.

Với đặc tính hút máu và làm lan truyền virus dengue trong cộng đồng để gây bệnh cho con người của muỗi như vậy, không thể chỉ có người lành phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân mà để phòng bệnh cho người lành, ngoài các biện pháp dự phòng chung, một biện pháp rất cần được chú ý là người bệnh SXHD điều trị tại nhà cũng cần ngủ màn, mặc quần áo dài… để tránh muỗi đốt làm lây truyền bệnh cho người khác.

Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện nay, phát hiện lên tới khoảng 30 loại dụng cụ chứa nước là nơi sinh sản của muỗi hay gặp là bể nước mưa, chậu hoa có nước, bát có nước kê chân chạn, các dụng cụ phế thải xô chậu, vại sành, chai lọ, vỏ hộp đựng cơm, nước uống, vỏ gáo dừa, lon bia, lốp xe, lọ hoa đặt trên bàn thờ lâu ngày không thay nước…, thậm chí có cả trong khay nước dùng để hứng nước đọng của tủ lạnh.

Muỗi cái Ae.aegypti trưởng thành tiến hành hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở, trong một chu kỳ sinh thực, muỗi có thể hút máu nhiều lần. Thời gian từ khi hút máu tới khi đẻ trứng thay đổi từ 2 đến 5 ngày. Muỗi thường hoạt động hút máu vào ban ngày. Có hai thời điểm cao nhất là sáng sớm (lúc mặt trời mọc) và chiều tối (lúc mặt trời sắp lặn). Thời gian hoạt động mạnh nhất vào khoảng một giờ trước khi mặt trời lặn. Tuy nhiên chúng có thể hoạt động hút máu suốt ngày, thậm chí cả ban đêm (nhưng ở mức độ rất thấp).


                                                                              Theo Nhandan

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục