(HBĐT) - Ngày 25/1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai kế hoạch năm 2018 chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo chương trình điều trị Methadone tỉnh chủ trì. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và các trung tâm y tế các huyện, thành phố.


Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo chương trình điều trị Methadone tỉnh phát biểu kết luận tại hội nghị.

Theo đánh giá thì tình hình tệ nạn ma túy vẫn diễn biến phức tạp. Tính đến tháng 12/2017 số người nghiện tại tỉnh là 1.846 người, trong đó ngoài cộng đồng là 1.522 người, còn lại ở các trung tâm cai nghiện, trại tạm giam, nhà tạm giữ. Số người nghi nghiện ma túy khoảng 337 người. Loại ma túy chủ yếu vẫn là Heroin chiếm 82,18%. Số người nhiễm HIV/AIDS là 1.902 người xuất hiện tại 11/11 huyện thành phố và 170/210 xã, phường, thị trấn.

Trong năm 2017, ngoài việc duy trì và nâng cao chất lượng điều trị các cơ sở điều trị cũ, đã mở mới và nâng cấp được 4 cơ sở điều trị tại Yên Thủy, Lạc Thủy, Tân Lạc và Kim Bôi; mở mới cơ sở cấp phát thuốc tại Xăm Khòe, huyện Mai Châu. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai được 9 cơ sở điều trị và 4 cơ sở cấp phát thuốc điều trị cho 676 người. Qua đánh giá sau 5 năm triển khai chương trình điều trị Methadone thì bệnh nhân sử dụng ma túy giảm, giảm nguy cơ lây nhiễm, giảm chi phí cho người bệnh và gia đình để mua ma túy, tình trạng trộm cắp, gây rối trật tự trị an giảm, tình trạng sức khỏe của người bệnh được cải thiện, số bệnh nhân có việc làm và thu nhập ổn định tăng.

Tuy nhiên, qua các tham luận cho thấy công tác triển khai Methadone còn gặp khó khăn như người nghiện ở rải rác chưa tiếp cận được với chương trình. Bệnh nhân bỏ dở điều trị còn nhiề: Bị bắt vi phạm pháp luật, tử vong do mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, thiếu quyết tâm điều trị, đi làm ăn xa…. Người nghiện ma túy còn ngại lộ diện không dám tham gia điều trị do sự kỳ thị phân biệt đối xử của cộng đồng. Công tác tuyên truyền về lợi ích của điều trị Methadone chưa sâu rộng đến bệnh nhân, gia đình bệnh nhân….

Tại hội nghị Ban chỉ đạo thông qua kế hoạch duy trì và mở rộng chương trình thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện. Theo đó, tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng hoạt động điều trị 9 cơ sở điều trị và mở mới 2 cơ sở điều trị. Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động điều trị của 4 cơ sở cấp phát thuốc, mở mới 1 cơ sở cấp phát thuốc. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp trong công tác phòng chống HIV/AIDS và công tác điều trị Methadone giữa các ngành y tế, ngành LĐTB&XH và ngành công an. Cần có sự điều phối các chỉ tiêu điều trị methadone, cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo tình hình thực tế địa phương. Khắc phục tình trạng bỏ trị và tạo điều kiện để bệnh nhân tiếp cận điều trị. Kết hợp chương trình điều trị với dạy nghề, hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm phù hợp, lâu dài cho bệnh nhân. Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp và nhân dân về tầm quan trọng điều trị Methandone…

Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh trong 5 năm triển khai chương trình Methadone cho thấy hiệu quả đã rõ. Do vậy, các cấp ngành đoàn thể, địa phương cần nghiên cứu mở rộng cơ sở điều trị, cơ sở cấp phát thuốc để người bệnh được hưởng lợi từ chương trình. Ban chỉ đạo các huyện kiện toàn và thành lập mới xây dựng quy chế làm việc rõ ràng. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể thực hiện tốt chương trình điều trị thay thế Methadone, sử dụng nguồn kinh phí hợp lý, hiệu quả. Bắt buộc người nghiện ma túy tham gia một trong những biện pháp cai nghiện. Đồng thời, tập trung rà soát, thống kê, phân loại người nghiện trên địa bàn đảm bảo tính chính xác./.

Việt Lâm


Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục