(HBĐT) - Những lo lắng, bất an về thực trạng an toàn thực phẩm đang hiện hữu, thường trực trong những tháng cao điểm mùa nắng nóng. Đây cũng là lúc các lực lượng chức năng tập trung triển khai các giải pháp tuyên truyền, giáo dục, thực hiện thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo ATTP nhằm ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ mất ATTP ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng.


Người tiêu dùng thành phố Hòa Bình mua hàng tại các điểm bán cố định chợ Nghĩa Phương để nắm bắt và truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

 

Ngay ở ngày đầu triển khai Tháng hành động vì ATTP vào trung tuần tháng 4 tại địa bàn thành phố Hòa Bình đã xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm với 21 trường hợp mắc là học sinh trường THCS Hữu Nghị phải nhập viện cấp cứu. Nguyên nhân được xác định do các em ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn sai khi ăn sáng tại một quán ăn ngoài trường học. Đây là cơ sở gần cổng trường, chuyên kinh doanh các loại đồ ăn gồm cơm rang, xôi chiên, xíc xích, bò khô, nem chua…

Một vụ việc nổi cộm khác là tình trạng sử dụng phụ gia cấm trong chế biến thực phẩm gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng tại huyện Lương Sơn. Hành vi vi phạm đáng lên án này đã lén lút diễn ra. ở đợt kiểm tra liên ngành ATTP và kiểm tra đột xuất được tổ chức trong tháng 4 do Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản chủ trì đã liên tiếp phát hiện 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm sử dụng chất phụ gia cấm (hàn the) trong chế biến giò, chả. Kết quả kiểm nghiệm mẫu cho thấy trong giò, chả của các hộ: Vũ Thị Huyền, Phạm Thị Hoa, Trần Thị Thơm ở thị trấn Lương Sơn có chứa chất độc hại hàn the và chất cấm Ben zoat. Số giò, chả được lấy mẫu và phát hiện khi các hộ này đang bày bán tại điểm chợ Đồn – thị trấn Lương Sơn và chợ Bãi Lạng.

Trước đó, vào tháng 2/2018, đoàn liên ngành huyện Cao Phong đã kiểm tra hàng loạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ATTP, qua đó phát hiện 7 cơ sở vi phạm. Đáng chú ý đã kiểm tra 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở xóm Khụ, xã Bắc Phong, qua đó lấy mẫu, phát hiện 3 mẫu rượu dương tính với hàm lượng methanol vượt ngưỡng cho phép. Toàn bộ số rượu này đã được lực lượng chức năng tịch thu.

Theo đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, mặc dù trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP, hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, tập huấn kiến thức về ATTP đã được tăng cường song trên thực tế vẫn có không ít những cơ sở, hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh chưa coi trọng, thậm chí làm lơ những quy định này. Chính vì vậy, qua thanh, kiểm tra, giám sát ở các địa phương trong tỉnh vẫn xảy ra vi phạm, gây ra hậu quả đáng tiếc, điển hình như vụ ngộ độc thực phẩm tại TP Hòa Bình mới đây.

Kể từ đầu năm đến nay, ngành NN & PTNT đã chủ trì và phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Công an và các địa phương tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Qua kiểm tra 7 Ban chỉ đạo ATTP tuyến huyện, 2 Ban chỉ đạo ATTP tuyến xã, 74 cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối thực phẩm, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống phát hiện và xử phạt 18 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tịch thu và tiêu hủy số hàng hóa không đảm bảo ATTP, yêu cầu 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tháo biển hiệu, ra thông báo dừng hoạt động. Cùng với đó, lấy 31 mẫu rau, quả, cá, thịt lợn, bún để kiểm định các chỉ tiêu về ATTP cho kết quả 2 mẫu rau không đảm bảo ATTP (có hàm lượng kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn tối đa cho phép), 3 mẫu giò, chả dương tính với hàn the.

Tháng hành động vì ATTP đang diễn ra với quy mô toàn tỉnh. Theo đó, lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, đồng thời lồng ghép phổ biến các quy định về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP và sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay đã tổ chức 33 lớp tập huấn với 1.030 người là nông dân. Triển khai các hoạt động thông tin, truyền thông về ATTP nhằm nâng cao ý thức, nhận thức trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, ngành NN & PTNT phối hợp với Đài truyền hình VTV1 xây dựng 4 phóng sự giới thiệu, quảng bá về sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc, chuỗi cá sông Đà, giò chả, bánh trưng truyền thống và gà đồi Lạc Sơn phát trong chuyên mục nông nghiệp sạch. Ngoài ra còn đăng tải nhiều clip về tuyên truyền Luật Thú y, hành vi cấm trong chăn nuôi, làm chín sớm hoa quả, tác hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, những khuyến cáo đảm bảo ATTP trong chăn nuôi, trồng trọt…

Bùi Minh

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục