(HBĐT) - Khi không ốm đau, bệnh tật thì thẻ BHYT chẳng mấy khi mọi người bận tâm đến. Nhưng chẳng may sức khỏe giảm sút, ốm đau hoạn nạn bất ngờ thì tấm thẻ BHYT là cứu cánh giúp người bệnh có điều kiện được chữa trị tại các cơ sở y tế. Nếu bệnh nặng thì được chuyển tuyến trên điều trị mà không phải quá lo lắng về chi trả viện phí. Đó là một ưu việt rất lớn về BHYT mà tất cả người dân đều được hưởng. Song thực tế ,cách sử dụng thẻ BHYT của một bộ phận người dân chưa thật sự hiệu quả, vậy đâu là lý do?


(Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh) Cán bộ Trạm y tế xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn khám chữa bệnh cho người dân.

Gia đình bà Nguyễn Thị Mùi, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) có 3 thành viên thuộc hộ cận nghèo nên được hỗ trợ chi phí mua BHYT cho các thành viên trong gia đình. Số tiền phải đóng góp để có được một tấm thẻ BHYT không lớn nên gia đình bà ai cũng có thẻ của mình. Bà Mùi cho biết: "Mặc dù đã hơn 70 tuổi nhưng chưa lần nào tôi dùng đến thẻ BHYT để đi khám bệnh. Nếu có bị ốm thì uống thuốc nam, nhức đầu, sổ mũi tôi chỉ dùng dầu gió là khỏi. Vừa rồi lần đầu tiên tôi phải đến Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn để được điều trị vì bệnh huyết áp cao”.

Còn đối với bà Bùi Thị Văn, 65 tuổi ở xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy), mặc dù bà cũng có thẻ BHYT, cũng được tuyên truyền cho việc sử dụng thẻ BHYT, thậm chí bà cũng hiểu là có thể đến thẳng Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy để được khám và điều trị mà không cần có giấy chuyển viện của Trạm Y tế xã như trước đây nhưng khi thấy có vấn đề về sức khỏe, bà không đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị mà gọi điện cho một "thầy thuốc” quen đến nhà khám, điều trị trực tiếp. Khi được hỏi: "Tại sao có thẻ BHYT mà bà không đến cơ sở y tế để được khám, điều trị?”, bà cho rằng: "Tôi ngại làm các thủ tục khi đi khám bệnh, với lại chờ đợi lâu mới đến được lượt mình nên tốt nhất cứ gọi cho người quen đến chữa cho tiện”.

Đây là hai trong rất nhiều trường hợp có thẻ BHYT nhưng không sử dụng thậm chí là khi ốm đau, bệnh tật. Họ luôn chủ quan về tình trạng sức khỏe của mình. Họ rất ngại khi làm các thủ tục khám, chữa bệnh hoặc nhập viện lúc cần thiết. Dù trong tay có thẻ BHYT thì họ không sử dụng mà tự bỏ tiền ra để đến với thầy lang hoặc phòng khám tư nhân để điều trị. Họ không biết rằng hiện nay, tại các cơ sở y tế đã được nâng cấp rất nhiều, được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại và hệ thống tiếp đón đã được sắp xếp hợp lý, nhanh gọn, quản lý bằng hệ thống phần mềm có thể theo dõi được quá trình điều trị và không có phân biệt giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT. Mặt khác, khi đi khám, chữa bệnh mà có thẻ BHYT còn đuợc giảm chi phí lớn. Nếu số tiền khám và lấy thuốc của họ trong phạm vi 15% mức lương cơ sở thì họ không phải chi trả bất cứ chi phí nào.

Sức khỏe luôn là vốn quý, được ví như vàng. Song việc quan tâm đến sức khỏe của mình không phải ai cũng có. Mong rằng khi không may bị ốm đau, bệnh tật thì cứu cánh của họ không gì khác chính là tấm thẻ BHYT. Hãy đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng "hối hận thì đã quá muộn”.


                                                                                       Minh Thủy



Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục