(HBĐT) - "Cả Ty Y tế và bệnh viện chỉ có 2 y tá học từ thời Pháp thuộc. Bên sườn đồi ở Chăm Mát chỉ có vài lán cho bệnh nhân, phòng mổ cấp cứu phải căng dù dưới lùm cây gần đó. Sau đó, Ty Y tế và bệnh viện chuyển về phố Đúng trên cơ sở nhà thương cũ của Pháp nhưng nhà cửa không còn gì, chỉ còn nền gạch phủ đầy cát vì trận lụt năm 1945, nên phải dựng nhà bằng tranh tre nứa lá để phục vụ bệnh nhân”. Cùng hân hoan đón mừng ngày Quốc khánh, những người gắn bó với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân như Giám đốc Sở Y tế Trần Quang Khánh lại lật giở những dòng hồi ký, trang sử của ngành Y tế tỉnh từ khi mới lập nước.


Đọc, ngẫm để thấy rằng dân tộc ta đã có cuộc đổi đời lịch sử. Ngành Y tế cùng cả nước vượt qua bao khó khăn để bảo vệ thành quả cách mạng và có những tiến bộ qua từng thời kỳ. Đến năm 1961, Văn phòng Ty Y tế có 12 người, cả Ty chỉ có 2 xe đạp công. Đầu năm 1962, Bệnh viện tỉnh, Văn phòng Ty và Trường trung cấp Y tế được xây dựng. Các trạm chuyên khoa về vệ sinh phòng dịch, phòng chống sốt rét, lao, bướu cổ lần lượt được thành lập. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, những chiến sĩ mặc áo blu đã không ngại gian nguy bám trận địa, góp sức cho tiền tuyến và chăm sóc đồng bào ở hậu phương.

Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành Y tế vẫn khó khăn về nhân lực, trang thiết bị, trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân tăng, nhiều bệnh dịch mới phát sinh. Lúc này, phương châm được đưa ra là: tự lực kế thừa, vừa phát triển số lượng, vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kết hợp giữa phòng bệnh và chữa bệnh, lấy dự phòng là chính, kết hợp đông tây y, chú trọng phát triển y học cổ truyền.


Bác sĩ Khoa Mắt, Trung tâm Phòng - chống bệnh xã hội (Sở Y tế) mổ mắt cho bệnh nhân đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco.

Những năm gần đây, với các giải pháp toàn diện trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, QP-AN, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, ngành Y tế từng bước hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu, kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra. Các nhiệm vụ chính trị của ngành cũng cơ bản đạt mục tiêu đề ra, một số chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ đến nay đã đạt và đạt vượt kế hoạch. Tính đến tháng 6/2018, toàn tỉnh có 8,45 bác sỹ/vạn dân. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 16,5%. Tỷ lệ bao phủ BHYT 96%. Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 95%. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 97,2% (năm 2017). Tỉnh đã đạt mức sinh thay thế. Các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) trong tỉnh đạt tiêu chí chất lượng mức trung bình khá và khá. Hàng năm, các đơn vị trong ngành đều cử cán bộ đi đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là các chuyên khoa sâu, mũi nhọn. Các dự án đang triển khai tại tỉnh cũng hỗ trợ đào tạo chuyển giao kỹ thuật từ tuyến T.ư về tỉnh, từ tuyến tỉnh xuống tuyến huyện. Một số kỹ thuật cao, chuyên sâu vượt tuyến đã được triển khai tại các cơ sở điều trị, đáp ứng nhu cầu của người dân, giảm chi phí không phải chuyển tuyến trên. Các trang thiết bị kỹ thuật cao như siêu âm màu 4D, hệ thống X - quang kỹ thuật số, CT-scaner, chụp cộng hưởng từ... được đưa vào sử dụng. Cơ sở vật chất của các đơn vị điều trị được đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo. Y học cổ truyền được quan tâm.

Người dân huyện Mai Châu không còn xa lạ với những kỹ thuật tiên tiến như khâu nối mạch máu, mổ chấn thương sọ não, phẫu thuật gan, mật... Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu Phạm Văn Cường cho biết: Bệnh viện xác định chiến lược về con người là then chốt nên tập trung nhiều giải pháp để nâng cao y thuật cho các y, bác sĩ. Đồng thời, quán triệt quan điểm bệnh nhân là khách hàng, cán bộ là người phục vụ, có tay nghề thôi chưa đủ mà phải có cái tâm chia sẻ.

Song bên cạnh kết quả đạt được, người đứng đầu ngành Y tế tỉnh Trần Quang Khánh cũng thấy rõ những hạn chế ngành đang gặp phải. Trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát lĩnh vực chuyên môn KCB còn mang tính định kỳ, dựa trên bảng kiểm có sẵn, chưa đi sâu vào thực tế yếu kém, khuyết điểm của đơn vị. Vì vậy, vẫn còn xảy ra các trường hợp sai sót chuyên môn. Đặc biệt là sự cố chạy thận nhân tạo nghiêm trọng xảy ra ngày 29/5/2017 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Việc phân tích, nhận định về bệnh dịch, biến động dân cư, định hướng công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân cho từng giai đoạn chưa sâu... Thời gian tới, ngành sẽ tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, phục hồi chức năng, chất lượng dân số. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng. Bảo đảm cung ứng thuốc, vắc xin, sinh phẩm, máu, trang thiết bị y tế có chất lượng, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của người dân. Nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính. Tăng cường thanh - kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị trong toàn ngành và hệ thống hành nghề y, dược tư nhân. Cốt lõi là mỗi cán bộ cần nâng cao y thuật, y đức, tinh thần trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới như quan điểm, mục tiêu Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6, BCH T.ư khóa XII đã đề ra.


Cẩm Lệ


Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục