(HBĐT) - Mạng lưới chăm sóc mắt ở tỉnh Hòa Bình không ngừng được củng cố và hoàn thiện, mỗi năm đem lại ánh sáng cho hàng nghìn người. Công tác phòng, ngừa mù lòa, các bệnh về mắt như khô mắt do thiếu vitamin A và bệnh đau mắt hột được người dân quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Đến nay, những căn bệnh này đã được kiểm soát trên toàn tỉnh.


Theo báo cáo của Trung tâm phòng, chống bênh xã hội, tính đến ngày 30/9/2018, tại phòng khám mắt của Trung tâm có 2.403 lượt người được khám các bệnh về mắt và Trung tâm đã tổ chức khám sàng lọc cho 6.646 lượt người tại 49 điểm khám trong toàn tỉnh. Trong đó có 943 lượt người bệnh phải điều trị nội trú. Trung bình một năm toàn tỉnh có khoảng 2.000 bệnh nhân đục thủy tinh thể mắc mới được phát hiện và hàng trăm ca được phẫu thuật. Từ đầu năm 2018 đến nay đã có 760 người được mổ thay thủy tinh thể.


Bệnh nhân phẫu thuật đục thủy tinh thể tại Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội tỉnh.

Bác sỹ Kiều Đình Vì, Giám đốc Trung tâm phòng, chống Bệnh xã hội cho biết: Để nâng cao chất lượng khám, chữa các bệnh về mắt, Trung tâm đã đầu tư những trang thiết bị khá hiện đại phục vụ công tác khám và điều trị như: đèn sinh hiển vi khám mắt, mổ mắt; máy phẫu thuật phaco; máy siêu âm; hệ thống khử khuẩn hấp, sấy… Bên cạnh đó, hàng năm, đội ngũ phẫu thuật viên của Trung tâm cũng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao tay nghề.

Thời gian qua, Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội đã xây dựng và triển khai nhiều hoạt động giúp người dân nâng cao nhận thức, các biện pháp chăm sóc mắt, phòng, chống mù lòa. Trung tâm đã đẩy mạnh công tác truyền thông về tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc mắt; phối hợp với các địa phương thường xuyên tổ chức các đợt khám, sàng lọc tại cộng đồng, qua đó phát hiện tỷ lệ khá lớn người dân bị đục thủy tinh thể, mộng, quặm, glôcôm, khúc xạ học đường…

Ông Quách Thanh Bảo, xã Kim Truy (Kim Bôi) cho biết: Cách đây 5 năm, mắt của tôi mờ rất nhanh. Nhiều lần các con muốn đưa tôi đi khám - nhưng vì phải đi xa, gia đình không có điều kiện nên cứ nấn ná. Nay có đoàn bác sỹ trên tỉnh về, tôi quyết định đi khám. May mắn tôi lại được mổ mắt miễn phí.

Hiện nay, thời gian thực hiện phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo áp dụng kỹ thuật cao (phaco) chỉ từ 5-10 phút, vết mổ nhỏ, nhanh liền, không đau, không chảy máu, bệnh nhân có thể phục hồi thị lực ngay sau mổ đạt 99%, sau 15-30 ngày thích nghi hoàn toàn. Sử dụng phương pháp phẫu thuật phaco thay thủy tinh thể có độ chính xác và an toàn cao, bệnh nhân được ra viện ngay sau 1 ngày mổ, giảm chi phí chữa trị, đồng thời giải quyết tình trạng quá tải, dồn ứ bệnh nhân nằm viện. Hiện chi phí cho một ca phẫu thuật bằng phương pháp phaco khoảng 7 triệu đồng, tùy thuộc vào nhân thủy tinh thể nhân tạo. Với những đối tượng có BHYT sẽ được chi trả theo quy định của Luật BHYT.


Hồng Dung

(Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục