(HBĐT) - Cuối tháng 11 và đầu tháng 12, hàng nghìn cán bộ, nhân dân các huyện, thành phố trong tỉnh đã diễu hành bằng xe máy cùng xe loa truyền thông hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12) và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) năm 2018. Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động cấp tỉnh được Sở Y tế và Hội Nông dân tỉnh phối hợp tổ chức tại TP Hòa Bình. Thông điệp được lan tỏa tới cộng đồng cùng ngăn chặn, đẩy lùi HIV/AIDS là mục tiêu hướng tới.

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay có chủ đề "Hãy hành động để hướng đến mục tiêu 90 - 90 - 90 vào năm 2020”. Cụ thể: 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của bản thân, 90% người nhiễm HIV quản lý được điều trị ARV, 90% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng lây truyền.

Thời gian qua, hoạt động truyền thông đã được thực hiện. Sở Y tế phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” ở huyện Tân Lạc, Lạc Sơn; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tập huấn cho hội viên về vận động chống kỳ thị, phân biệt đối xửliên quan đến HIV/AIDS. Trong năm 2018 đã phát 4.950 cuốn tạp chí AIDS và cộng đồng, 260 đĩa CD, 30.000 tờ rơi, xây dựng 4 cụm pa nô.

Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS (Sở Y tế) Lâm Ngọc Tĩnh cho biết: Mục đích là thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị, toàn dân thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, nhất là những người dễ tổn thương, người có nguy cơ cao, ở vùng sâu, xa về dự phòng, chăm sóc, điều trị. Giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của họ với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm. Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS đến người dân.

Tính đến tháng 10/2018, lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS toàn tỉnh là 1.951 người tại 11 huyện, thành phố. Trong đó, 999 người đã tử vong, 952 người còn sống. Các cơ sở hiện quản lý và điều trị ARV cho 908 người (36 trẻ em); tư vấn, xét nghiệm HIV cho 1.529 người và phát hiện 67 người dương tính với HIV; xét nghiệm HIV cho 11.217 phụ nữ mang thai và chuyển dạ, phát hiện 2 người có HIV dương tính. Tỉnh đã mở rộng điều trị Methadone tại 9/11 huyện, thành phố với 11 cơ sở điều trị, 5 cơ sở cấp phát thuốc. Các cơ sở đang điều trị cho 704người, đạt 58,6% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.

Khó khăn hiện nay là kinh phí phòng, chống HIV/AIDS phê duyệt muộn. Chăm sóc điều trị HIV/AIDS được chuyển sang thanh toán BHYT nhưng còn gặp một số vấn đề khi mới triển khai. Việc phối hợp với các tuyến để triển khai các hoạt động chưa chặt chẽ, đồng bộ. Chưa bố trí được phụ cấp hỗ trợ mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên tuyến xã, phường tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Các mô hình đồng đẳng, chăm sóc HIV/AIDS, nhóm tự lực... còn ít.

Thời gian tới, công tác phòng, chống HIV/AIDS tập trung thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với phát triển KT-XH.

Để đạt mục tiêu, theo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, cần tăng cường truyền thông thay đổi hành vi cho các nhóm nguy cơ. Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Áp dụng các mô hình can thiệp giảm hại có hiệu quả như: Tiếp tục triển khai chương trình bơm kim tiêm, bao cao su. Duy trì, tăng cường tư vấn xét nghiệm HIV, phát hiện và chuyển gửi thành công người nhiễm HIV trở thành bệnh nhân tại các phòng khám. Mở rộng và tăng cường số lượng, chất lượng điều trị Methadone. Duy trì các cơ sở điều trị và mở rộng các điểm cấp phát ARV đến tuyến huyện, xã, tạo điều kiện cho bệnh nhân dễ tiếp cận. Tăng cường chi trả khám, điều trị HIV/AIDS thông qua BHYT, bao gồm cả xét nghiệm tải lượng HIV...

 

Cẩm Lệ

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục