(HBĐT) - Những năm qua, mặc dù công tác khám, chữa bệnh tuyến y tế cơ sở trên địa bàn huyện Mai Châu đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, nhất là tại các xã vùng đặc biệt khó khăn vì cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chưa đảm bảo.


Trạm y tế xã Noong Luông (Mai Châu) được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, nhưng hiện còn thiếu
 1 điều dưỡng, 1 dược sỹ và 1 y sỹ y học cổ truyền.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Mai Châu: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 23 trạm y tế xã và thị trấn. Trong đó có 9 trạm tại các xã đặc biệt khó khăn, gồm: Cun Pheo, Nà Mèo, Tân Mai, Tân Dân, Tân Sơn, Hang Kia, Ba Khan, Noong Luông và Pù Bin. Thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2014 - 2020, đối với các trạm ở xã khó khăn, huyện có 4 trạm đã đạt chuẩn, gồm: Cun Pheo, Nà Mèo, Hang Kia, Noong Luông; còn 5 trạm chưa đạt, gồm: Tân Mai, Tân Dân, Tân Sơn, Ba Khan, Pù Bin. Trong các trạm chưa đạt chuẩn thì hiện nay, Trạm Y tế xã Ba Khan đã đạt đủ các tiêu chí và đưa vào danh sách chuẩn quốc gia năm 2019. Các trạm còn lại đều chưa đạt được từ 3 tiêu chí trở lên, trong đó nổi bật là tiêu chí về nhân lực và cơ sở vật chất. Trạm y tế các xã: Tân Mai, Tân Dân và Tân Sơn hiện đều thiếu điều dưỡng và y sỹ y học cổ truyền được cấp phép hoạt động. 

Trong các xã chưa đạt chuẩn, Trạm Y tế xã Pù Bin xuống cấp trầm trọng nhất, nguồn nhân lực của trạm hiện thiếu cả bác sỹ, điều dưỡng và y sỹ y học cổ truyền được cấp phép hoạt động. Ghi nhận thực tế tại xã Pù Bin có thể thấy, khuôn viên của trạm khá chật hẹp, chỉ khoảng 400 m2, hai dãy nhà được xây dựng từ hơn 20 năm trước đều đã xuống cấp trầm trọng. 

Bà Hà Thị Hằng, Phó Trưởng Trạm Y tế xã Pù Bin cho biết: Vào mùa mưa, công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân gặp rất nhiều khó khăn vì tình trạng thấm, dột. Với vị trí cách xa trung tâm huyện nên nhu cầu khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã của bà con rất cao, với hơn 1.400 lượt bệnh nhân mỗi năm. Với 4 tiêu chí chưa đạt, đến hết năm 2018, trạm y tế xã Pù Bin mới chỉ đạt được 89,5/100 điểm theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2014 - 2020. 

Nằm giáp ranh với xã Pù Bin là xã Noong Luông. Khác với cơ sở hạ tầng xập xệ của trạm y tế xã Pù Bin, trạm y tế xã Noong Luông được xây dựng khang trang với dãy nhà 2 tầng trong khuôn viên rộng rãi. Trạm đạt chuẩn quốc gia năm 2018. Tuy nhiên, y sỹ Ngần Thị Chiên cho biết, mặc dù các trang thiết bị được cấp phù hợp với điều kiện của địa phương, nhưng do trạm chỉ có một y sỹ khám bệnh nên vào thời điểm y sỹ phải đi tập huấn thì ở trạm không có người khám bệnh. Hiện, trạm cũng còn thiếu máy móc cận lâm sàng nên nhiều lúc không đáp ứng được hết nhu cầu của nhân dân. Ngoài Noong Luông, 3 trạm y tế khác thuộc xã khó khăn nhưng đã đạt chuẩn quốc gia về y tế là Cun Pheo, Nà Mèo và Hang Kia hiện vẫn chưa đảm bảo về nguồn nhân lực. Cả 3 trạm của 3 xã nói trên đều đang thiếu điều dưỡng, dược sỹ và y sỹ y học cổ truyền, riêng trạm y tế xã Hang Kia còn thiếu bác sỹ. 

Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) về giám sát tình hình xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại các trạm y tế thuộc các xã có điều kiện khó khăn (tháng 5/2019), bác sỹ Phạm Văn Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu cho biết: Những năm qua, huyện Mai Châu đã có những chính sách đãi ngộ để thu hút các bác sỹ giỏi về công tác tại địa phương. Đồng thời, tăng cường hợp tác với các chuyên gia đầu ngành ở tuyến Trung ương để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Để giải quyết vấn đề nhân lực cho các trạm thuộc các xã đặc biệt khó khăn, Trung tâm Y tế huyện đề xuất ngành hữu quan có chính sách để các y sỹ, điều dưỡng học thêm chứng chỉ về dược sỹ; y sỹ học định hướng y học cổ truyền và được cấp phép hoạt động sau khi học.
 
                                                                               Viết Đào


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục