(HBĐT) -Sau 2 tuần điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, sức khỏe của bệnh nhân Nguyễn Văn Từ, 41 tuổi, trú tại xóm Mời Mít, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) đã tiến triển tốt hơn. Song vết sẹo mổ kéo dài từ trên ngực xuống ổ bụng vẫn còn đó và anh rút ra được nhiều bài học.


Bác sỹ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám cho bệnh nhân Nguyễn Văn Từ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình). 

Trước đó, ngày 13/6, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân Từ chuyển tuyến từ Trung tâm Y tế TP Hòa Bình với các triệu chứng lâm sàng: đau bụng vùng hạ sườn, đau quặn từng cơn, sốt, buồn nuôn, mệt, vàng da… Khi tiến hành siêu âm, chụp cắt lớp 32 dãy và làm các xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân có biểu hiện viêm gan nặng, bạch cầu và men gan tăng cao, nhiễm trùng đường mật… Các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc mật do sán lá gan nhỏ. Đường mật trong và ngoài gan giãn lớn. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp. Khi phẫu thuật thấy rất nhiều sán từ trong đường mật trào ra lúc mở ống mật chủ. Số lượng sán lên đến vài trăm con.

Các bác sỹ đã tiến hành hút, gắp sán lá gan trong ống mật của bệnh nhân ra ngoài. Kích thước mỗi con dài khoảng 2 - 2,5 mm, hình dẹt (bằng hạt thóc). Bệnh nhân Nguyễn Văn Từ cho biết: "Tôi thường có thói quen ăn gỏi cá nước ngọt với các loại cá như cá mè, cá rô phi, có tháng ăn đến vài ba lần, ăn kèm theo các loại rau sống. Tôi ăn từ khi còn là thanh niên đến bây giờ. Nay được các bác sỹ giải thích nguyên nhân gây bệnh, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm. Bệnh từ miệng mà vào người, tôi không dám ăn gỏi cá ao, hồ sống nữa”.

Gỏi cá là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết đây là món nguy cơ gây bệnh cao. Ngược lại, có người biết, thậm chí được tuyên truyền nhưng vẫn tặc lưỡi ăn. Chỉ khi biểu hiện bệnh rõ ràng, không thể chịu được phải nhập viện điều trị mới rút được kinh nghiệm.

Ông Nguyễn Văn L, tổ 9, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) cho biết: Hầu như tháng nào tôi cũng ăn gỏi cá cùng bạn bè. Gỏi thường được làm từ cá mè, cá rô phi. Sau khi mua hoặc đánh, giăng lưới về, cá được mổ và lọc lấy phần thịt, sau đó lấy kìm rút xương ra. Tiếp theo là thái lát nhỏ, bóp với nước chanh, trộn với thính ngô, rồi xếp lên mâm ăn kèm với các loại lá tươi như đinh lăng, sung, mơ, hoa chuối… và mẻ, tương chua. Tôi cũng có nghe nói về việc ăn gỏi cá có thể nhiễm giun, sán nhưng tôi cho rằng làm như thế là sạch nên vẫn ăn.  

Bác sỹ Nguyễn Văn Bảy, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Có 2 loại sán lá gan là sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ, phân loại dựa theo kích thước. Nhiễm sán lá gan là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong 2 năm gần đây, khoa đã phẫu thuật cho 10 bệnh nhân bị tắc mật do sán lá gan nhỏ. Các bệnh nhân này đều có thói quen ăn gỏi cá nước ngọt kèm với các loại rau sống. Các động, thực vật thủy sinh, nhất là ở trong các ao, hồ có thể chứa ấu trùng sán lá gan nhỏ. Khi ăn đồ tươi sống như gỏi cá, kể cả cua, ốc… chưa được nấu chín, ấu trùng chưa chết và sẽ từ dạ dày vào ổ bụng rồi di chuyển đến gan. Sau khoảng 1 tháng sẽ phát triển thành sán trưởng thành ký sinh trong đường mật và tiếp tục đẻ trứng.

Theo bác sỹ Bảy, bệnh lý của sán lá gan khi nhiễm số lượng ít không có triệu chứng đặc hiệu. Khi nhiễm số lượng nhiều, bệnh nhân có các biểu hiện đau tức vùng hạ sườn phải, chán ăn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy, có biểu hiện tắc mật, vàng da hay xơ gan. Sán lá gan có thể gây biến chứng viêm gan, tắc mật, viêm mủ đường mật, sỏi đường mật trong gan, viêm tụy cấp, ung thư biểu mô đường mật, ung thư gan. Vì vậy, người dân không nên ăn đồ tươi sống, chưa nấu chín. 


                                                                                              Cẩm Lệ

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục